Friday, April 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ đẩy mạnh vận động hành lang vụ kiện Biển Đông

TQ đẩy mạnh vận động hành lang vụ kiện Biển Đông

Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao toàn cầu nhằm đạt được sự ủng hộ của các nước trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) phán quyết về Biển Đông thời gian tới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị về Tương tác và Biện pháp Xây dựng Lòng tin ở châu Á (CICA). Ảnh: Getty

Bắc Kinh hôm qua tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác và tiến hành tập trận đa quốc gia với các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời kêu gọi các nước ủng hộ lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Theo SCMP, động thái của Bắc Kinh đặt nhiều nước vào tình thế khó xử, giữa một bên là Mỹ và bên kia là Trung Quốc.

Phát biểu trước bộ trưởng các nước châu Á và Trung Đông tại Hội nghị về Tương tác và Biện pháp Xây dựng Lòng tin ở châu Á (CICA) ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng, các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán giữa những nước liên quan.

“Chúng tôi nhấn mạnh tranh chấp cần được giải quyết hòa bình thông qua hội các cuộc đàm hữu nghị và đàm phán với những bên có liên quan trực tiếp”, ông Tập nói.

Bắc Kinh cũng tuyên bố, họ đã đạt được thỏa thuận với Belarus và Pakistan – hai quốc gia đứng ngoài tranh chấp Biển Đông.

Trung Quốc nói, Belarus và Pakistan “tôn trọng lập trường của Bắc Kinh” về vấn đề này sau cuộc họp riêng với hai ngoại trưởng bên lề CICA.

Trong khi đó, Cục Hải dương Trung Quốc cho hay, nước này đã thực hiện kế hoạch hợp tác về Biển Đông trong 5 năm với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo Tân Hoa xã.

Còn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói sẽ điều tàu khu trục mang tên lửa Lan Châu và lính đặc nhiệm tham gia cuộc tập trận an ninh hàng hải và chống khủng bố cùng quân đội 10 nước ASEAN diễn ra tại vùng biển giữa Singapore và Brunei trên Biển Đông.

Bắc Kinh cũng muốn tiếp cận các quốc gia châu Âu và châu Phi nhằm củng cố cơ sở ngoại giao trước phán quyết của PCA trong vụ kiện của Philippines về yêu sách lãnh thổ mà Trung Quốc vẽ ra.

Bắc Kinh luôn lớn tiếng bác bỏ thẩm quyền xét xử của tòa quốc tế liên quan tới vụ việc.

Trung Quốc hồi tuần trước tuyên bố đạt thỏa thuận riêng về Biển Đông với 3 nước thành viên ASEAN là Brunei, Campuchia và Lào, đồng thời nói rằng các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa khối và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ Campuchia bác bỏ thông tin về thỏa thuận mới với Trung Quốc.


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay với Thủ tướng Campuchia Hun Sen khi tới Phnom Penh trong tháng 4. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay với Thủ tướng Campuchia Hun Sen khi tới Phnom Penh trong tháng 4. Ảnh: AFP

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, hơn 10 quốc gia đang đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.

Họ cũng nói tuyên bố được Trung Quốc, Nga và Ấn Độ thông qua đã nêu rõ các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp thương lượng.

Tuy nhiên, động thái ngoại giao của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về việc liệu Bắc Kinh đang giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông trái với lập trường mà họ vẫn hùng hổ tuyên bố rằng mọi vấn đề cần được giải quyết song phương.

Các biện pháp của Bắc Kinh hiện nay cũng có thể phản tác dụng.

“Các nước trong khu vực muốn hợp tác với Trung Quốc và tạo mối quan hệ tốt với Bắc Kinh. Họ không muốn đối mặt với sự ép buộc, đe dọa liên quan tới chính sách an ninh và kinh tế.

Các bên muốn giải quyết các tranh chấp theo cách hòa bình”, Paul Haenle, giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua về chính sách toàn cầu ở Bắc Kinh, cho biết.

Tuy nhiên, theo Zhu Feng, giám đốc của Trung tâm nghiên cứu hợp tác Biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh, Bắc Kinh “không có sự lựa chọn” như Mỹ.

Ông này đề cập đến tuyên bố của các ngoại trưởng nhóm G7 hồi đầu tháng 4 với nội dung chống “các hành động đơn phương khiêu khích” trên Biển Đông.

Theo nhận định của Manoranjan Mohanty, cựu chủ tịch Viện Nghiên cứu về Trung Quốc ở Delhi (Ấn Độ), nhiều quốc gia đang cảm thấy áp lực từ cả phía Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Đây cũng là vùng biển được kỳ vọng có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt.

Các đảo phi pháp mà Trung Quốc dựng lên trên 7 đá và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sacủa Việt Nam giúp Bắc Kinh tăng cường khả năng hiện thực hóa yêu sách chủ quyền.

Phía Trung Quốc nhiều lần nhắc lại lập trường giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông nhưng trên thực tế Bắc Kinh liên tiếp có những hành động gây hấn, làm căng thẳng tình hình.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới