Thursday, April 25, 2024
Trang chủQuân sựTQ và mưu đồ suy yếu ảnh hưởng quân sự Nga tại...

TQ và mưu đồ suy yếu ảnh hưởng quân sự Nga tại Trung Á

Trung Quốc đang âm thầm tăng cường ảnh hưởng an ninh ở Trung Á để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình mà không làm xáo trộn sự cân bằng quân sự trong khu vực.

Trung Á có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng

Sự sụp đổ của Liên Xô đã mở ra cơ hội cho Trung Quốc tiến vào khu vực giàu tiềm năng chưa được khai phá ở phía tây quốc gia này.

Trung Á có thể đem tới cho Bắc Kinh nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào và một thị trường mới, cùng với đó là những thuận lời và cơ hội trong lĩnh vực thương mại bởi Trung Á là cửa ngõ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc tới Châu Âu và Trung Đông.

Nhưng Trung Quốc đã không có quân đội để củng cố vị thế kinh tế của mình, cũng không muốn gây khó Nga, cường quốc đang ngày càng cảnh giác với sức ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực này.

Với sự quan tâm đặc biệt tới Trung Á, Bắc Kinh đã hình thành một chiến lược dài hơi nhằm gây ảnh hưởng trong lĩnh vực quân sự và kinh tế tới Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ quân sự cho các nước Trung Á, chủ yếu trên phương diện cung cấp quân phục cùng với loa phát thanh và thiết bị giám sát biên giới.

Năm 2014, Trung Quốc đã đồng ý hỗ trợ 6,5 triệu USD trong lĩnh vực quân sự cho Kyrgyzstan và hứa hỗ trợ hàng trăm triệu USD để Tajikistan sắm sửa quân phục và đầu tư cho hoạt động đào tạo sĩ quan.

Tương tự như vậy, năm 2016, Trung Quốc đã đồng ý gửi gần nửa tỷ USD viện trợ cho các lực lượng vũ trang Afghanistan.

Kể từ năm 2002, Bắc Kinh cũng đã tham gia hơn 20 cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương với các nước Trung Á.

Từ năm 2003 đến 2009, Trung Quốc đã tổ chức đào tạo cho 65 cán bộ Kazakhstan, cùng với đó là 30 cán bộ Kyrgyzstan và Tajikistan vào năm 2008.

  Trung Quốc và mưu đồ suy yếu ảnh hưởng quân sự Nga tại Trung Á - Ảnh 2

Vai trò quan trọng của Trung Á đối với kinh tế Trung Quốc

Khi Bắc Kinh liên tục mở rộng ảnh hưởng quân sự trong khu vực Trung Á, họ sẽ tập trung vào việc bán vũ khí, chống khủng bố và các hợp tác ​​song phương.

Nhiều quốc gia trong số này không nằm trong tổ chức Hợp tác Thượng Hải – một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia: Trung Quốc, Nga, và hầu hết các quốc gia Trung Á.

Bảo vệ quyền lợi kinh tế của quốc gia sẽ là một thành phần đặc biệt đáng chú ý trong chiến lược của Trung Quốc.

Và mặc dù Moscow có lợi thế quân sự trong khu vực hơn hẳn Bắc Kinh hiện nay, những nỗ lực trong một thời gian dài của Trung Quốc sẽ làm suy yếu ảnh hưởng quân sự của Nga.

Và điều này có khả năng ảnh hưởng xấu tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời điểm hiện tại.

Tầm quan trọng của Trung Á đối với Trung Quốc:

– Tuyến đường bộ và đường sắt nối liền Trung Quốc với Châu Âu và Trung Đông phải đi qua Trung Á.

– Đường ống dẫn dầu và khí đốt cung cấp cho nhu cầu năng lượng của Trung Quốc cũng phải qua trạm chung chuyển Trung Á.

– Kazakhstan là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất uranium. Chiếm 41% vào năm 2014.

– Trung Quốc không có lực lượng quân đội hiện diện thường trực ở khu vực này.

– Nga hiện có khoảng 13.000 quân trong nhiều căn cứ quân sự ở Trung Á.

RELATED ARTICLES

Tin mới