Giới chuyên môn cảnh báo, đảo nhân tạo xây dựng trái phép và bất hợp pháp mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông là ngòi nổ xung đột của các bên hữu quan.
Bởi ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy, Trung Quốc đang từng bước thiết lập một mạng lưới căn cứ trên Biển Đông nhờ các hoạt động bồi đắp, xây dựng trái phép các bãi đá thành đảo nhân tạo. Và những tiền đồn này sẽ giúp Bắc Kinh triển khai trang thiết bị hiện đại như radar hay thiết bị giám sát dưới nước, cùng những đơn vị tuần tra trên không và trên biển.
“Vùng chiến sự nguy hiểm”
Hãng Bloomberg vừa dẫn lại nội dung chính trong báo cáo của Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney, Australia công bố mới đây của 2 tác giả Ashley Townshend và Rory Medcalf. Theo đó, Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược hàng hải mới – ngừng thực hiện tấn công chiến thuật và tập trung vào các hành vi “quyết đoán thụ động” để củng cố tình hình nguyên trạng mới – sử dụng vỏ bọc “vì tình hình ổn định tương đối của khu vực” nhằm thúc đẩy chương trình xây đảo nhân tạo, quân sự hóa trái phép và mở rộng các cuộc tuần tra nhằm hình thành các khu quân sự mới.
Hải quân Trung Quốc cũng phô trương tính chuyên nghiệp ở Biển Đông và biển Hoa Đông chính là thách thức buộc các nước ở 2 khu vực này phải tìm cách đối phó. Ashley Townshend và Rory Medcalf cũng cho rằng, chiến lược ở Biển Đông hiện nay của Trung Quốc là tránh hành động gây hấn chiến thuật, nhưng tiếp tục bồi đắp, quân sự hóa trái phép các bãi đá, mở rộng tuần tra hải quân để tạo ra những vùng “kiểm soát thực tế”.
Chuyên gia James Goldrick Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney, Australia cho rằng, Bắc Kinh muốn xây dựng một căn cứ an toàn cho các hạm đội hải quân, kể cả tàu ngầm, ở vùng biển phía nam đảo Hải Nam, nhằm tạo ra điểm xuất phát cho các hoạt động xa bờ, đồng thời giám sát chặt chẽ mọi động thái nào ở Biển Đông. Nhất là khi Bắc Kinh đủ khả năng thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Và đó là Washington cảm thấy bất an, nhưng Mỹ chỉ dừng lại ở việc phản đối Bắc Kinh dựng “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” trên Biển Đông với các đảo nhân tạo phi pháp.
Điều đáng nói là an ninh hàng hải ở Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào hành động hiện tại và tương lai của Trung Quốc và Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành “vùng chiến sự nguy hiểm” đối với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột. Theo ông James Goldrick, các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông sẽ không biến mất và sự bất bình của các nước hữu quan gia tăng, thậm chí dẫn tới hành động phản kháng, và khi đó hậu quả khôn lường.
Tàu USS John Stennis |
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm lại coi hoạt động tuần tra hàng hải của Mỹ đã đẩy tình hình Biển Đông rơi vào rối loạn, gây nguy hại cho ổn định khu vực và quyền lợi an ninh của các nước ven biển. Nhưng tờ The Diplomat vừa chỉ rõ sự tàn phá môi trường sinh thái Biển Đông do Trung Quốc tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông gây ra.
Nhà hải dương học Paul Berkman, nguyên Giám đốc chương trình Địa chính trị đại dương Bắc cực tại Viện Nghiên cứu địa cực Scott cho rằng, an ninh môi trường là cách tiếp cận tích hợp để đánh giá và ứng phó với những rủi ro, cũng như những cơ hội được tạo ra từ sự thay đổi của môi trường. Hình ảnh vệ tinh của Google Earth xác định, có hàng trăm thuyền tại rạn san hô hình chữ V, mà ngư dân Trung Quốc đã và đang phá hoại môi trường – phải mất cả nghìn năm để hình thành được một mét đất cát, phù sa quanh các rạn san hô, nhưng việc tôn tạo đã làm vĩnh viễn mất đi điều này.
Phải đàm phán đa phương
Theo tờ The Straits Times, do thiếu một thỏa thuận mang tính ràng buộc về cách thức quản lý tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN, nên Bắc Kinh vừa đề xuất các bên ra một tuyên bố chung cam kết tuân thủ những nguyên tắc của một thỏa thuận trước đó, bao gồm việc hạn chế leo thang căng thẳng trong khu vực. Và theo Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân, đề xuất này là “cần thiết” đối với 10 quốc gia thành viên ASEAN. Bởi ASEAN và Trung Quốc tái cam kết tuân thủ theo DOC.
Nhưng cựu Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong, hiện là Đại sứ lưu động của Singapore nghi ngờ về sự cần thiết cho tuyên bố này khi đặt câu hỏi: “Tại sao cần thêm tuyên bố khi có DOC mà các thành viên ASEAN đã nhất trí trong 14 năm qua?”. Và tờ The Straits Times còn dẫn lời biện hộ của ông Lưu Chấn Dân về “đồng thuận 4 điểm” đạt được giữa Trung Quốc với Lào, Campuchia và Brunei – Bắc Kinh đã bị hiểu lầm và Trung Quốc đang chờ đợi một lời giải thích từ Chính phủ Singapore về các ý kiến này!
Tân Hoa xã vừa dẫn tuyên bố của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc khi ông Tập Cận Bình phát biểu khai mạc hội nghị “Các biện pháp xây dựng lòng tin và hợp tác châu Á” lần thứ 5, trong đó cho rằng, Bắc Kinh kiên trì bảo vệ chủ quyền và quyền lợi liên quan của mình, trước khi nói tới giải quyết tranh chấp qua đàm phán trực tiếp. Theo nhận định của tờ South China Morning Post, các nước trong khu vực muốn hợp tác và có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng không muốn đối mặt với sự ép buộc hoặc đe dọa liên quan tới chính sách an ninh và kinh tế.
Dư luận cho rằng, có lẽ nhận thấy khả năng sẽ thua trong vụ kiện “đường lưỡi bò”, nên Bắc Kinh đang nỗ lực lôi kéo các đồng minh châu Á, châu Âu và châu Phi ủng hộ. Đồng thời tiếp tục thay đổi hiện trạng ngoài thực địa, để tạo sự đã rồi. Và Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động “kiểm soát hành động bành trướng của Trung Quốc”.
Trong khi đó, dư luận coi chuyến công du Trung Quốc (từ 29-4) của Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida là nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc dự kiến diễn ra cuối năm nay. Và chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh quan hệ 2 nước đang căng thẳng vì tranh cãi chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tại cuộc gặp ông Fumio Kishida hôm 30-4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đề xuất 4 điểm nhằm cải thiện quan hệ Trung – Nhật, trong đó đề cập tới chính trị, nhận thức, hợp tác kinh tế, và công việc khu vực – quốc tế.
Cam kết kiểu Trung Quốc
Tờ Taipei Times vừa tiết lộ kế hoạch tăng viện cho đảo Ba Bình của nhà lãnh đạo sắp nghỉ hưu Mã Anh Cửu, bao gồm điều thêm quân đồn trú và triển khai tên lửa phòng không tầm ngắn. Bởi trên đảo Ba Bình hiện chỉ có các loại pháo cối và súng phòng không nên không đủ sức chống đỡ trước một cuộc không kích. Và nếu việc này diễn ra, đây sẽ là lần đầu tiên tên lửa được điều đến đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Kế hoạch của ông Mã Anh Cửu đang vấp phải sự chỉ trích của một số nghị sĩ bởi việc này được đưa ra trong lúc bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân tiến đang chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20-5.
Tân Hoa xã vừa đưa tin về cuộc diễn tập diễn ra sáng 29-4 trên một khu vực thuộc Biển Đông của 2 tàu lưỡng cư cùng tàu đổ bộ đệm khí Trường Bạch Sơn. Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 3 tàu đổ bộ Type 071 mang tên Côn Lôn Sơn 998, Tĩnh Cương Sơn 999, Trường Bạch Sơn 989 và chúng đều thuộc biên chế cho Hạm đội Nam Hải.
Còn tờ The Australian dẫn lời ông Gareth Evans, cựu Ngoại trưởng Australia, hiện là Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Australia cho rằng, Australia đã thay đổi quan điểm về Biển Đông sau khi chứng kiến sự “phiêu lưu” của Trung Quốc ở khu vực này. Đồng thời cảnh báo, những gì đang diễn ra ở Biển Đông đã khiến “trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ” bị phá vỡ, và nếu muốn khôi phục trật tự này, Bắc Kinh phải thay đổi hành vi – phải chấp nhận phán quyết của PCA, từ bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”; cũng như hạn chế hoạt động liên quan đến các rạn san hô và bãi ngầm…
Trong khi đó, Hãng Reuters dẫn nguồn tin từ chính quyền đảo Hải Nam, Trung Quốc tiết lộ kế hoạch huấn luyện “bảo vệ chủ quyền Trung Quốc” cho ngư dân. Chương trình huấn luyện quân sự này bao gồm cả đợt diễn tập trên biển từ tháng 5 đến tháng 8 và chính quyền địa phương sẽ cấp tiền cho những ngư dân tham gia. Ngoài ra, chính quyền còn cung cấp thiết bị định vị vệ tinh cho ít nhất 50.000 tàu cá, cho phép liên lạc với lực lượng hải cảnh trong tình huống khẩn cấp…
Ngư dân tự vệ, còn được gọi là dân quân biển, được huấn luyện như lực lượng quân đội bán chuyên nghiệp và đó là lực lượng vũ trang trá hình của Trung Quốc. Giới quân sự coi lực lượng này đủ sức đối phó với cảnh sát biển của các nước trong khu vực có tranh chấp. Một số ngư dân ở Hải Nam khẳng định, nhiều tàu cá tại đây được trang bị vũ khí hạng nhẹ.
Theo tờ Business Standard, Ấn Độ sẽ tham gia tập trận trên biển đa quốc gia có tầm quan trọng về mặt chiến lược tại Biển Đông. Cuộc tập trận này diễn tập theo cơ chế của hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).
Còn theo Hãng Channel News Asia, cuộc tuần tra chung diễn ra thượng tuần tháng 5 giữa Indonesia, Philippines và Malaysia đang gặp rắc rối vì sự khác biệt về khả năng của hải quân và vùng biển tuần tra.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, sẽ điều tàu khu trục Lan Châu tham gia cuộc tập trận đa quốc gia ở Biển Đông từ ngày 2 đến 12-5. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và 6 quốc gia khác.
Sputniknews.com cũng cho biết, Nga – Trung sẽ lần đầu tiên tiến hành diễn tập phòng thủ tên lửa chung