Thất vọng với chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 27/4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ cả hai đảng yêu cầu Nhà Trắng tỏ rõ quyết tâm hơn với Bắc Kinh tăng cường tuần tra hải quân gần các đảo tranh chấp trên tuyến đường biển chiến lược.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken
Với việc Tổng thống Barack Obama dự kiến đến Việt Nam vào tháng tới, bốn thượng nghị sĩ đưa ra luật kêu gọi củng cố hỗ trợ an ninh cho các đồng minh trong khu vực Đông Nam Á và mở rộng hoạt động quân sự của Hoa Kỳ để duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
“Trung Quốc tiếp tục chính sách gây hấn và bành trướng của họ đã quá lâu, Hoa Kỳ đã đóng vai trò quan sát, hoặc phản đối, nhưng chưa có hành động” Thượng nghị sĩ Robert Menendez (Dân chủ – New Jersey) cho biết trong diễn văn công bố dự luật.
Trong hai năm qua, Trung Quốc đã hành động mạnh mẽ để mở rộng chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, tuyến đường thủy vô cùng quan trọng, giàu tài nguyên và là đường vận chuyển trị giá hàng nghìn tỷ USD thương mại. Chiến thuật của Trung Quốc bao gồm cưỡng chế các quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam và Philippines, cũng như lắp đặt các thiết bị quân sự tiên tiến trên các rạn san hô và đảo đá đang tranh chấp cách xa bờ biển Trung Quốc hàng trăm dặm.
Chính quyền Obama đã liên tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và từ bỏ ép buộc, nhưng ít kết quả. Mùa thu năm ngoái, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa trong chuyến thăm tới Washington dừng việc quân sự hóa khu vực, nhưng thay vào đó là việc chuyển đến lắp đặt các giàn radar tiên tiến, hệ thống phòng không và máy bay thậm chí quân sự trên các đảo mà các quốc gia láng giềng tuyên bố chủ quyền.
Xét rộng hơn, mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc đòi hỏi sự hợp tác về các vấn đề như kinh tế toàn cầu và Bắc Triều Tiên, làm cho Washington gặp khó để gây sức ép với các động thái của Bắc Kinh trong khu vực – nhưng cách tiếp cận đó theo các nhà lập pháp là quá nhẹ nhàng mềm mỏng.
Tại phiên điều trần của Thượng viện Ủy ban Đối ngoại hôm thứ Tư 28/4 gồm Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken, một số nhà lập pháp đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách của chính quyền trên Biển Đông là yếu và mờ nhạt.
Chủ tịch ủy ban thuộc đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Bob Corker của bang Tennessee, nói rằng “các chuyến tuần tra thực thi tự do hàng hải một quí một lầm chỉ được xem có tính tượng trưng, gần như không có tác dụng gì” và cho rằng Hải quân Hoa Kỳ nên được thực hiện tuần tra mỗi tuần hoặc mỗi tháng.
Trong nhiều năm qua, tàu chiến Hoa Kỳ thường xuyên đi qua các khu vực được coi là một phần của vùng biển quốc tế để khẳng định các nguyên tắc tự do hàng hải. Nhưng các cuộc tuần tra đã được nâng tầm quan trọng và có sức nặng chính trị ở vùng tranh chấp Biển Đông, nơi căng thẳng tăng cao do chiến dịch xây dựng đảo công phu của Bắc Kinh và yêu sách lãnh thổ bành trướng của họ.
Quân đội Mỹ đã tiến hành hai cuộc tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền kể từ tháng Mười năm 2015. Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng quân đội đã sẵn sàng để thực hiện các hoạt động thường xuyên hơn trong giới hạn 12 hải lý của các đảo nhân tạo, nhưng Nhà Trắng cho đến nay đã chọn cách tiếp cận thận trọng hơn.
Dự luật nhằm mục đích một phần gây ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Obama trước chuyến thăm đã được đặt lịch trình của tổng thống cho khu vực này vào tháng tới, các trợ lý của Quốc hội cho biết, trong khi đó một số nhà lập pháp quan ngại rằng Hoa Kỳ cần phải làm nhiều hơn để kiểm tra các động thái quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
Dự luật “khuyến khích chính phủ hành động mạnh mẽ hơn, đột phá hơn”, một nhân viên của Thượng viện cho biết.
Dự luật này cũng được thiết kế để gửi tín hiệu đến Trung Quốc về cách các nhà lập pháp xem xét chiến thuật bành trướng của họ như thế nào, và là một dự luật lưỡng đảng, để trấn an các đồng minh và đối tác với các phát biểu khoa trương hơn, bị cô lập hơn trong chiến dịch tranh cử của Hoa Kỳ.
Dự luật mang tên Đạo luật Sáng kiến An ninh Hàng hải Châu Á – Thái Bình Dương, sẽ yêu cầu chính quyền phải báo cáo với Quốc hội về kế hoạch tự do hàng hải cũng như các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Dự luật cũng sẽ nâng cao vị thế của Philippines theo quy tắc hỗ trợ an ninh của Hoa Kỳ, cho phép nước này nhận thiết bị quân sự hiện đại hơn.
Trong hai năm qua, Bắc Kinh đã xây dựng được một mạng lưới các đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang tranh chấp và thông qua nỗ lực nạo vét lớn, có đường băng và bến cảng sâu có thể chứa máy bay quân sự và tàu chiến của hải quân.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin bang Maryland, thành viên đảng Dân chủ của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết dự luật là một phản ứng với thách thức pháp luật lặp đi lặp lại và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Các thượng nghị sĩ đưa ra lập trường mạnh mẽ như tòa án quốc tế ở Hague xem xét vụ kiện của Philippines cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật biển với những yêu sách phi lý ở Biển Đông.
Với một quyết định mang tính bước ngoặt của Tòa án Trọng tài Thường trực, “Bây giờ là thời gian cho Hoa Kỳ và các đối tác khu vực và toàn cầu có các biện pháp rõ ràng và cụ thể để hỗ trợ trật tự dựa trên luật lệ cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, Thượng nghị sĩ Cardin tuyên bố.
Ba Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Cory Gardner từ bang Colorado bảo trợ dự luật này.
Dịch từ Foreign Policy