Friday, November 15, 2024
Trang chủĐiểm tinNội bộ TQ bắt đầu lục đục vì không tin ông Bình?

Nội bộ TQ bắt đầu lục đục vì không tin ông Bình?

Theo truyền thông Trung Quốc, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đang có sự chia rẽ về chính sách kinh tế.

Đang có những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Tập Cận Bình

South China Morning Post ngày 14/5 bình luận, chưa chắc ông Tập Cận Bình đã hoàn toàn kiểm soát mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao ở Trung Quốc như dư luận vẫn nghĩ.

Báo này dẫn bài phỏng vấn một người “có thẩm quyền giấu tên” trên Nhân dân Nhật báo ngày 9/5 cho thấy sự rạn nứt sâu sắc giữa ông Tập với Thủ tướng Lý Khắc Cường và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác được giao phụ trách nền kinh tế.

Đồng thời, nó cũng cho thấy quá trình cạnh tranh quyền lực ngày một gay gắt khiến ông Tập Cận Bình phải sử dụng đến truyền thông, báo chí để thúc đẩy các chính sách của mình, South China Morning Post bình luận.

“Người có thẩm quyền giấu tên” mà South China Morning Post cho rằng chính là ông Tập Cận Bình, đã nói với Nhân Dân nhật báo: “Nền kinh tế của chúng ta đang xuất hiện những vấn đề mới bất ngờ. Không thể mô tả nó với một khái niệm đơn giản “khai môn hồng” – mở cánh cửa là gặp may mắn.

Xu hướng phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc không phải là hình chữ U, càng không phải hình chữ V. Nó là hình chữ L. Quá trình ấy không phải chỉ diễn ra trong một hoặc hai năm, mà là một trạng thái có thể tiếp tục kéo dài trong nhiều năm”.

Bài báo này dường như trực tiếp bác bỏ quan điểm của Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ – một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 phát biểu trong một hội nghị công khai cuối tháng 3/2016: 

“Từ những con số thống kê hiện nay, tôi mong đợi một sự khởi đầu may mắn – ‘khai môn hồng’ trong quý đầu tiên. Năm nay chúng ta đã giải quyết những khó khăn. Năm tới sẽ là bầu trời xanh và mặt nước yên bình”.

Ông Tập Cận Bình muốn tiếp tục thúc đẩy chương trình cải cách kinh tế theo hướng trọng cung, loại bỏ các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nặng dư thừa để giải phóng tài nguyên, dành cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao và phát triển dịch vụ.

Dường như ông Tập tin rằng nền kinh tế Trung Quốc có quy mô rất lớn, rất trẻ và đủ sức chịu đựng tăng trưởng thấp để tái cơ cấu. Bất kỳ hoạt động mở rộng tín dụng mù mờ nào cũng đều không hiệu quả và cản trở cải cách.

Tờ Đa chiều ngày 12/5 cho rằng, nhiều khả năng “người có thẩm quyền giấu tên” nói đúng, mục tiêu “khai môn hồng” là không khả thi trong bối cảnh hiện nay, mà Trung Quốc cần chấp nhận một “trạng thái bình thường mới”.

Mới đây nhất, ông Tập đã gửi đến các quan chức Trung Quốc lời cảnh báo về sức mạnh thực sự của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo ông, Trung Quốc vẫn đang đối mặt với tình trạng khó kiểm soát kinh tế, bị thổi phồng sức mạnh, và yếu đuối.

Ông Tập cũng chỉ ra “gót chân Achilles” của nền kinh tế Trung Quốc, mang danh là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng “chỉ lớn chứ không mạnh”, đó chính là khả năng đổi mới có giới hạn. Ông cho rằng việc cải cách cơ cấu nền kinh tế không phải chỉ xoay quanh cải cách thuế và thuế suất, mà phải bao gồm một loạt các cải cách khác để đem đến sự đổi mới, thịnh vượng và hạnh phúc.

Để có thể thực hiện cải cách, ông Tập đã chỉ ra những vấn đề trong cơ cấu kinh tế Trung Quốc. Theo ông, nền kinh tế “không thể dựa vào việc kích thích nhu cầu trong nước để giải quyết các vấn đề như dư thừa hàng hóa”.

Vấn đề của nước này không phải là phía cầu yếu, mà là phía cầu đã tăng nhưng phía cung không thay đổi tương ứng. Rất nhiều người Trung Quốc đã ra nước ngoài chỉ để mua những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như nồi cơm điện, bồn vệ sinh, sữa bột, thậm chí bình sữa trẻ em. Rõ ràng là nguồn cung trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Do đó, ông Tập kết luận vấn đề chính mà nền kinh tế Trung Quốc gặp phải chính là ở phía cung, và để giải quyết vấn đề này, ông yêu cầu phải “cắt giảm công suất, giảm hàng tồn kho, cắt giảm các đòn bẩy tài chính, giảm chi phí và cải thiện những mắt xích yếu”.

Ngoài ra, ông Tập đã cảnh báo các quan chức tránh lặp lại các sai lầm trong quản lý kinh tế. Theo ông, bất cứ sự lựa chọn thiếu thận trọng nào hay sự quản lý kinh tế lỏng lẻo sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến nỗi có thể đe dọa đến ổn định xã hội.

Ông Tập cũng lưu ý rằng trong những tháng gần đây có xuất hiện những vấn đề về an toàn sản xuất, thị trường chứng khoán và tài chính mạng. Đây là những vấn đề đáng báo động.

RELATED ARTICLES

Tin mới