Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐiểm tinKhi "thượng đế" Trung Quốc lên ngôi

Khi “thượng đế” Trung Quốc lên ngôi

Giao nhận xong rồi mà lấy tiến tiền vẫn còn bị thiệt hại. Trung Quốc có thể móc túi bạn hàng ở bất cứ giai đoạn nào trong làm ăn với họ.

Thu ngân sách của Trung Quốc tăng có kết quả từ sự lên ngôi của “thượng Đế” Trung Quốc trên thị trường bán lẻ. Ảnh: Reuters.

Bloomberg ngày 12/5 nhận định, Trung Quốc hiện nay là thị trường hấp dẫn nhất ở châu Á đối với các nhà bán lẻ. Thị trường nội địa của nền kinh tế lớn thế hai thế giới này từng là thị trường tiêu dùng nhiều hứa hẹn nhất ở châu Á năm 2015 và sẽ tiếp tục giữ vị trí này cho đến năm 2020. Những thị trường hứa hẹn nhất còn có Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc.

Báo cáo của Bloomberg cho rằng, dù kinh tế nước này tăng chậm lại và dân số đang già đi, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường hấp dẫn nhất ở châu Á đối với các nhà bán lẻ. Trung Quốc hiện là nước đứng thứ 4 thế giới về năng lực chế tạo, xếp sau Mỹ, Đức và Nhật Bản. Nước này đóng góp khoảng 20% tổng sản lượng chế tạo toàn cầu. 

Dù không còn phát triển nóng, nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn thu hút giới đầu tư. Trong 4 tháng đầu năm 2016, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc không tính lĩnh vực tài chính, đạt 286,78 tỷ nhân dân tệ (khoảng 43,5 tỷ USD), tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong quý I/2016, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Như vậy là các chỉ số của kinh tế Trung Quốc vẫn tốt hơn dự đoán của giới đầu tư. Với chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế, cùng với việc hạ chỉ số tăng trưởng, những kế hoạch của chính phủ Trung Quốc gần đây không còn ưu đãi đầu tư nước ngoài như trước nữa. Nhưng với những số liệu được đưa rà chứng tỏ sức hút của thị trường khổng lồ này vẫn rất lớn

Kích thích tiêu dùng nội địa là một trong những trọng tâm của chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc. Và khi thị trường bán lẻ Trung Quốc trở nên hấp dẫn nhất châu Á thì chứng tỏ chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đã đạt kết quả, và nó chứng tỏ chính phủ nước này đã đưa nền kinh tế đi đúng hướng.

Thị trường bán lẻ Trung Quốc hấp dẫn nhà cung ứng đồng nghĩa với người tiêu dùng Trung Quốc chịu mua sắm hơn. Song khi “Thượng Đế” Trung Quốc lên ngôi thì không phải nhà cung ứng nào cũng được lợi, mà ngược lại có thể thiệt hại vì chiều “thượng Đế” Trung Hoa. Thị trường Trung Quốc càng hấp dẫn bao nhiêu thì thiệt hại của bạn hàng càng lớn bấy nhiêu.

Người viết từng phân tích, khi Trung Quốc là thương nhân thì có thể làm hại đối tác trong vai cả người bán lẫn người mua. Khi Trung Quốc là người sản xuất đã làm hại đối tác cả về số lượng lẫn chất lượng. Và khi Trung Quốc là người tiêu thụ còn làm hại đối tác, làm khổ đối thủ gấpnhiều lần. Tại sao lại có hiện tượng tréo ngoe như vậy?

Kích thích thị trường nội địa nhưng không phải kích cầu

Có thể thấy, kích thích tiêu dùng nội địa trong chính sách tái cơ cấu lại của chính phủ Trung Quốc không phải là chính sách kích cầu như chính phủ các quốc gia trên thế giới thường áp dụng, để kích thích nền kinh tế phát triển trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Kích thích tiêu dùng nội địa của Bắc Kinh là một trong những biện pháp giải quyết hệ quả của phát triển nóng. Cùng với thúc đầy phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại, kích thích tiêu dùng nội địa là những quyết sách để chuyển hướng kinh tế Trung Quốc từ lớn sang mạnh.

Như vậy, kích thích tiêu dùng nội địa là giải pháp hãm đà tăng trưởng, giảm nhịp độ phát triển của nền kinh tế khổng lồ này, mà giới đầu tư thường gọi là phát triển chiều sâu và bền vững.

Trong khi kinh tế Trung Quốc chưa phải là nền kinh tế thị trường tự do, vai trò điều tiết của chính phủ vào quá trình vận hành của nền kinh tế rất rõ ràng và việc điều tiết thị trường bán lẻ cũng không phải là ngoại lệ và không có gì lạ.

Như vậy có thể xem sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Trung Quốc là có sự nhúng tay của Bác Kinh.

Như vậy thị trường sối động không phải tác động bởi quy luật cung cầu, mà có thể là sự điều tiết của chính phủ trung ương Trung Quốc. Và khi có điều tiết thì thị trường sẽ nóng hay lạnh, hấp dẫn hay ngắc ngoải, đắt hay ế đều có thể diễn ra theo ý muốn và sự cân bằng lợi ích của Bắc Kinh trong lĩnh vực này.

Và nếu có những cơn sốt mơ hồ thì cũng không nằm ngoài dự đoán.

Tác hại khủng khiếp của những cơn sốt mơ hồ mà thương nhân Trung Quốc gây ra cho đối tác ở nước ngoài có thể chưa là gì nếu có những cơn sốt mơ hồ trên thị trường nội địa Trung Quốc. Bởi lẽ nó được điều tiết có hệ thống, mang tính toàn cục mà lại diễn ra trên thị trường Trung Quốc, trên đất nước Trung Hoa rộng lớn thì không thể kiểm toả được.

Mặc dù làm giải pháp “giảm phát” nhưng lại là giải pháp “tăng thu”, nghĩa là kích thích tiêu dùng nội địa nhằm kìm hãm phát triển nóng nhưng lại phải tăng thu cho ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này.

Là một trong ba trọng tâm của chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế của Bắc Kinh thì nguồn thu từ lĩnh vực bán lẻ nội địa cũng sẽ phải là một trong ba nguồn thu quan trọng.

Do vậy, việc kích thích sự hấp dẫn thị trường bán lẻ nội địa sẽ diễn ra như thế nào, mức độ ra sao đều có kịch bản. Những nhà cung ứng là đối tác của chính phủ Trung Quốc chứ không hẳn là đối tác của những nhà phân phối trên thị trường này.

Những chính sách của Bắc kinh đã từng khiến đối tác thua ngay trên sân đối phương, nay đến sân nhà của họ thì sao chiến thắng.

Điều đó cho thấy những nhà phân phối Trung Quốc tại thị trường nội đia chỉ là những trung gian trong việc thực hiện chính sách của Bắc Kinh. Còn người tiêu dùng chính là những cách tay móc tiền từ túi của những nhà cung ứng, chứ không phải mọc tiền trả cho đối tác theo quy luật mua bán thông thường. 

Những cơn sốt mơ hồ và thúc đẩy tốc độ vòng quay mua bán khiến cho đối tác bị tung hoả mù nên chỉ có thể nhận ra đó là tác động của quy luật cung cầu trên thị trường, mà khó có nhận biết được bàn tay vô hình lúc nào cũng chụp trên đầu họ.

Thị trường hấp dẫn, nhu cầu lớn là những lực hút mà nhà cung ứng không thể cưỡng lại được. Nhưng lợi nhuận thì không chắc đã lớn như vậy.

Có thể thấy rằng, việc tái cơ cấu nền kinh tế của Bắc Kinh là một trong những cải cách mang tinh chiến lược. Nó hướng vào việc thống trị thế giới không chỉ trong vai trò người đi thống trị một cách áp đặt, mà nó còn khiến người Trung Quốc được đối tác chăm lo cho mình – đối tác không những mang tiền cho họ mà còn phải phục vụ họ. 

Điều đó không có gì phải nghi ngờ nữa khi Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, nguồn thu ngân sách của nước này trong tháng Tư tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1.550 tỷ NDT (238,8 tỷ USD).

Trong khi tiền thuế từ hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên giảm 23,5% do giá dầu thô và than đá thấp, thuế từ bất động sản chỉ tăng 11%, theo bnews ngày 16/5.

Các nguồn thu truyền thống cho ngân sách giảm, nguồn thu mới tăng chưa kịp bù vào, vậy ngân sách tăng do đâu nếu không phải từ những lĩnh vực trọng tâm trong của tái cơ cấu lại nền kinh tế?

Phải thấy rằng hậu tái cơ cấu sẽ khiến cho Bắc kinh thực hiện những bước đi toàn cục của mình một cách chắc chắn và sự thống trị đã bắt đầu.

Như vậy, thị trường bán lẻ Trung Quốc càng hấp dẫn thì mức độ rủi ro với những nhà cung ứng càng cao. Bởi lẽ kích thích tiêu dùng nội địa không phải là chính sách của Bắc Kinh hướng tới nâng cao mức sống của người dân sau bao năm vất lộn với phát triển kinh tế là trên hết, mà nó là hướng người dân Trung Quốc trở thành một công cụ kiếm tiền cho ngân sách hiệu quả nhất.

Thiệt hại ngay cả trong thanh toán

Vấn đề tín dụng, đối chiếu công nợ và thanh quyết toán theo từng đợt là những nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn liền với kinh doanh bán lẻ. Có thể hiểu nôm na là mua thiếu, mua chịu, lấy hàng trước trả tiền sau và không theo thời gian biểu là đặc trưng của kinh doanh bán lẻ. Nó diễn ra và trở thành đặc trưng, điển hình bởi tính nhỏ lẻ của nó. 

Nhiều người sẽ cho rằng đó là điều hết sức bình thường trong kinh doanh mua bán. Tuy nhiên với người Trung Quốc thì nó không bình thường và đối tác – nhà cung ứng, người bán hàng có thế thiệt hại đến lúc thanh toán.

Nghĩa là giao nhận xong rồi mà lấy tiến tiền vẫn còn bị thiệt hại. Trung Quốc có thể móc túi bạn hàng ở bất cứ giai đoạn nào trong làm ăn với họ.

Là người đã nhiều năm làm ăn với thương nhân Trung Quốc, người viết xin nêu ra một vài mánh khoé mà người Trung Quốc có thể buộc đối tác phải móc tiền đưa cho họ trong khi đãng lẽ ra phải là ngược lại.

Nhiều đối tác phải ngậm đắng nuốt cay khi nhìn tiền của mình chảy vào túi người Trung Quốc mà chỉ biết than trời vì sự vô tình nhưng đầy xảo quyệt của bạn hàng Trung Quốc. 

Trong mua bán lẻ, người Trung Quốc thường lợi dụng tâm lý ứng trước và gối đầu. Và việc quyết toán luôn để cuối kỳ, cuối năm mới làm một lần. Sổ sách đối chiếu hàng hoá và công nợ giữa hai bên luôn khớp, vì vậy việc mua bán làm ăn không có gì bất tiện và cản trở.

Những đơn hàng mới tiếp tục được đặt và những đơn hàng cũ chờ quyết toán.

Thương nhân Trung Quốc có thể móc túi đối tác ngay cả khi trả tiền. Ảnh: freshfruitportal.com.

Thường đơn hàng nào người Trung Quốc cũng trả sòng phẳng đến 95% trị giá. Tuy nhiên, 5% còn lại mới là vấn đề và họ luôn tính toán để làm sao lấy 5% ấy của đối tác.

Và để làm điều ấy, người Trung Quốc dùng thủ thuật chia nhỏ đơn hàng khi đối chiếu công nợ và quyết toán. Hồ sơ quyết toán rõ ràng thì dù có chia ra hay gộp lại thì có ý nghĩa gì đâu?

Vậy nhưng người Trung Quốc làm cho nó có ý nghĩa và có lợi cho họ. Người viết được doanh nhân XC – mà đã có dịp đề cập trong các bài viết trước đây – đưa cho xem bộ hồ sơ quyết toán với thương nhân Trung Quốc. Hàng hoá là 200 món hàng thuộc danh mục hàng gỗ mỹ nghệ. Giá cả của các mặt hàng từ 5 triệu đền 72 triệu VND.

Với một lô hàng lớn như vậy, hai bên đi vào quyết toán từng món hàng một. Và thương nhân Trung Quốc thường xin bớt chút ít để “lấy thảo” cho người mua. Và nếu so với trị giá hàng hoá thì đúng là chút ít thật.

Món hàng 5 triệu, người Trung Quốc chỉ xin khoảng 100 ngàn, món hàng 60 – 70 triệu, người Trung Quốc chỉ xin khoảng 500 – 700 ngàn.

Với con số ít như vậy nên ông XC vui vẻ bằng lòng. Và cứ món nào đồng ý thống nhất thì ông XC ký xác nhận. Cứ thế cho đến món hàng thứ 200. Cứ nghĩ là số tiền không bao nhiêu nhưng khi cộng lại với con số 110 triệu đồng thì ông XC mới té ngửa là mình bị gài. Dù số tiền đó không nhiều nhưng cũng chiếm đến gấn 15% lợi nhuận của ông.

Ông XC cho rằng, những lần trước ông không để ý vì khách hàng còn nợ tiền ông nên trừ đi trong khoản tiền họ phải trả là xong. Nhưng lần này số tiền người Trung Quốc nợ ông ít hơn số tiền họ xin bớt nên ông XC phải móc tiền túi ra bù vào.

Điều đó mới khiến ông giật mình và không muốn mang sổ sách của những lần quyết toán trước vì có thể khiến ông mất ăn mất ngủ.

Người viết cho rằng không chỉ ông XC mà nhiều người Việt Nam làm ăn với thương nhân Trung Quốc đều có thể đã rơi vào trường hợp này. Không chỉ người Việt Nam, đối tác Việt Nam mới bị người Trung Quốc móc túi đền lúc cuối cùng như vậy. Trong khi bán lẻ là một trong những hoạt động dễ bị người Trung Quốc móc túi như thế.

Do đó không loại trừ việc Bắc Kinh tạo ra những cơn sốt mơ hồ, tạo ra những hiệu ứng hấp dẫn cho thị trường bán lẻ Trung Quốc nhằm giúp cho người Trung Quốc vừa có hàng tiêu dùng, vừa có tiền tiêu xài qua thủ thuật mua bán và thanh quyết toán.

Thị trường càng hấp dẫn thì nhà cung ứng càng đổ xô vào và càng dễ chấp nhận những mánh lới của người Trung Quốc.

Như vậy, khi “thượng Đế Trung Quốc” lên ngôi thì họ đúng là “Thượng Đế” thật. Điều đó cho thấy người Trung Quốc đóng vai trò nào trong quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài đều rất nguy hại.

Kinh tế Trung Quốc lớn có thể giúp cho nhiều thực thể kinh tế khác lớn theo– trong đó có kinh tế Việt Nam trong những năm qua.

Tuy nhiên, khi kinh tế Trung Quốc mạnh thì các đối tác của họ không được cùng mạnh vì Trung Quốc có thể gây thiệt hại. Vì vậy, những hiệu ứng khả quan của kinh tế Trung Quốc là tin vui cho kinh tế thế giới, nhưng cùng lúc đó nó cũng là sự cảnh báo cho nguy cơ đối tác Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho đối tác nhiều hơn nhờ cái hiệu ứng khả quan ấy.   

RELATED ARTICLES

Tin mới