Friday, April 26, 2024
Trang chủĐiểm tinNga vụt lớn lên sau 'cú lừa thiên niên kỷ' của Mỹ

Nga vụt lớn lên sau ‘cú lừa thiên niên kỷ’ của Mỹ

Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga “ngây thơ” bị Mỹ “lừa” cắt giảm phần lớn kho vũ khí hạt nhân, giúp Washington lấy lại sự cân bằng với Moscow.

au khi Liên Xô sụp đổ Nga đã phá hủy nhiều phương tiện phóng

Kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Liên Xô/Nga luôn là sự đau đầu lớn nhất đối với Mỹ. Trong quá khứ và ngay cả hiện tại, Washington đã bỏ ra rất nhiều công sức để xử lý dứt điểm vấn đề này, nhằm làm thăng bằng cán cân hạt nhân với Moscow.

Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, ngoài một phần nhỏ chia cho các nước Cộng hòa anh em như Ukraine, nước Nga trở thành “người thừa kế” kho vũ khí và nguyên liệu hạt nhân khổng lồ của Liên Xô.

Trước, trong và sau giai đoạn Liên Xô sụp đổ, phương Tây đã khiến nước Nga của Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin ảo tưởng về một “tình bạn lớn”. Nước Nga hăm hở xây dựng đường lối chiến lược và chính sách ngoại giao hội nhập với phương Tây, hòa nhập với Mỹ-NATO.

Nga tự triệt tiêu phương tiện mang phóng hạt nhân

Sự ngây thơ về mặt chính trị của giới chức lãnh đạo Moscow khi đó đã khiến nước Nga tưởng rằng có thể trở thành bạn bè với Mỹ và NATO trước sau cũng giải tán khi mối đe dọa không còn, nên Nga đã tự bẻ gẫy nanh vuốt của mình vì những lời đường mật của phương Tây.

Các chuyên gia Nga đã phải thốt lên rằng, Washington đã cho Moscow ăn “Cú là thiên niên kỷ”, bởi Mỹ chỉ bỏ ra tí nước bọt và vài lời đường mật mà đã khiến Nga tự cởi giáp, buông giáo, gỡ bỏ nỗi lo lớn nhất của hàng chục đời Tổng thống Mỹ trong nửa thế kỷ qua.

Sự thành công quá sức tưởng tượng của chương trình Nunn-Lugar (Hợp tác cắt giảm mối đe dọa hạt nhân) được giới chức lãnh đạo Washington coi là bằng chứng nổi bật nhất về “sự vượt trội về trí tuệ chiến lược của Mỹ trước Nga”, đã khiến Moscow tự phá hủy các phương tiện mang phóng hạt nhân của mình.

Không cần bất kỳ một tiếng súng nào, trong hai thập niên sau đó, Nga đã tự phá huỷ 7.610 đầu đạn hạt nhân, 902 ICBM, 684 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, 33 tàu ngầm hạt nhân, 498 hầm phóng tên lửa, 191 bệ phóng di động mặt đất và 492 bệ phóng từ biển, 155 máy bay ném bom chiến lược tầm xa…

Nếu đem so sánh kinh phí hàng trăm, hàng nghìn tỷ USD mà Liên Xô bỏ ra để nghiên cứu, phát triển và chế tạo các loại trang bị, vũ khí đó với những gì mà nước Nga nhận được thì quả là một câu chuyện bi hài, cười ra nước mắt.

Mỹ đã chi ra vẻn vẹn 8,8 tỷ USD, nhưng 40% trong số đó được chi cho các dịch vụ tư vấn của chính người Mỹ… Phần còn lại cho Nga, theo người đứng đầu Lầu Năm Góc hiện nay là ông Ashton Carter, Washington chỉ trả tiền cho những chuyên gia tham gia vào việc tiêu hủy kho vũ khí hạt nhân.

Cú lừa ngoạn mục thứ 2 mà “Cáo già Mỹ” giành cho “Thỏ non Nga” là việc Washington khiến Moscow tự tay giao nộp nguồn nguyên liệu hạt nhân đã làm giàu khổng lồ của mình cho Mỹ, giúp cho chính đối thủ của mình phát triển kinh tế, thu lợi hàng nghìn tỷ USD.

Dâng nguyên liệu hạt nhân cho Mỹ phát điện, tích trữ nhiên liệu

Thỏa thuận thủ tiêu nguyên liệu Uranium làm giàu có tên Gore-Chernomyrdin (do Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin và Phó Tổng thống Mỹ Al Gore ký kết năm 1994) cũng giống như chương trình Nunn-Lugar, được coi là “vố lừa đảo thiên niên kỷ”.

Theo hợp đồng được ký kết né tránh sự biểu quyết của quốc hội, trong 15 năm Nga phải có trách nhiệm chuyển cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ 500 tấn Uranium đã sử dụng làm nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân (được tái chế), để nhận lại vẻn vẹn 17 tỷ USD.

Nga vut lon len sau 'cu lua thien nien ky' cua My

Nga đã trao 500 tấn nguyên liệu hạt nhân giúp Mỹ đảm bảo 10% lượng điện năng

Vấn đề không chỉ là thực tế Nga nhận được có 17 tỷ USD, trong khi các chuyên gia ước tính con số lên đến hàng nghìn tỷ mà còn thể hiện ở chỗ, nó đã giúp đối thủ chính phát triển mạnh kinh tế, quẳng bớt nỗi lo trước mắt về năng lượng, yên tâm tích trữ tài nguyên để giành cho tương lai.

Khối lượng Uranium khổng lồ Moscow chuyển giao cho Washington được lấy từ kho dự trữ của mình và phối hợp với Mỹ buộc “người anh em” Ukraine phải giao nộp đã đảm bảo tới hơn 10% tổng lượng sản xuất điện năng tại Mỹ, tương đương với việc sử dụng 15 tỷ thùng dầu.

Hơn nữa, hậu quả của giao dịch này là việc Liên bang Nga đã mất tới 90% dự trữ Uranium cấp độ vũ khí. Năm 2002, Hoa Kỳ yên tâm rút khỏi hiệp ước ABM-72, bởi thừa biết Nga không còn nguyên liệu để nạp cho các đầu đạn mới, để bổ sung cho các hệ thống tên lửa.

Đến đây, người Nga mới hiểu được sự “vượt tầm trí tuệ của Mỹ” và rút ra bài học cho mình, đồng thời chuyển hướng đi theo con đường riêng, từ bỏ phương chậm chạy đua theo số lượng để tìm lại sức mạnh, trong bối cảnh “một mình đương đầu với bầy sói”.

Thứ nhất, lúc đó điện Kremlin đã hiểu rằng, không ai cho Nga đủ khoảng thời gian 40 năm để sản xuất ngần ấy số Uranium quân sự đã bị đốt trong các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ, nhằm lấp đầy khoảng trống đó trong kho dự trữ của mình.

Thứ hai, Nga không mong muốn lặp lại bài học Liên Xô, gục ngã trong cuộc chạy đua vũ trang đơn độc với Mỹ-NATO. Sau thảm cảnh xảy ra với Nam Tư, nước Nga yếu ớt đã nhận thức rằng, chính mình có thể sẽ hứng chịu số phận tương tự nếu còn “đánh đu” với phương Tây.

Đáp trả phi đối xứng: Công nghệ thay thế số lượng

“…chúng ta sẽ đáp lại một cách phi đối xứng, rẻ tiền nhưng mạnh mẽ” – đó là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp với giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng và ngành Công nghiệp Quốc phòng tại Sochi, sau khi cơ sở phòng thủ tên lửa mới của Mỹ được đưa vào hoạt động ở Romania.

Ý nghĩa quân sự-kỹ thuật ở đây là gì? Các chuyên gia Nga nhấn mạnh rằng, Moscow sẽ đầu tư các phương tiện kỹ thuật quân sự công nghệ cao, lấy chất lượng bù cho số lượng. Ngày nay, kho vũ khí hạt nhân Nga có thể không đầy nhưng sẽ khiến Mỹ-NATO hoảng sợ hơn thời Liên Xô.

Nga đã nỗ lực phát triển năng lực răn đe hạt nhân với những loại vũ khí có sức mạnh tấn công ghê gớm nhất và không thể đánh chặn, ví dụ như tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) RSM-56 SS-NX-30 Bulava thay thế cho tên lửa Sineva; hệ thống tên lửa liên lục địa cơ động RS-24 Yars thay cho RS-12M Topol-M. 

 

Nga đang phát triển các hệ thống vũ khí phương Tây “không thể đánh chặn”

Tiếp đến là tên lửa hạng nặng nhiên liệu lỏng thế hệ thứ năm, phóng từ silo là RS-28 Sarmat sẽ thay thế cho vũ khí hủy diệt của Liên Xô là “ác quỷ” R-36 Satan (Voevoda), hay quái vật không thể đánh chặn thế hệ mới là RS-26 Rubezh hoặc hệ thống tên lửa đường sắt Barguzin (dùng tên lửa RS-24 Yars) thay thế cho đoàn tàu RT-23 Molodets.

Những tên lửa đạn đạo liên lục địa này được trang bị từ 6-15 đầu đạn siêu thanh, có thể tấn công từ rất nhiều phương tiện phóng khác nhau, với đường bay mà các hệ thống đánh chặn không thể đoán trước, uy lực huỷ diệt ghê gớm, khi chỉ cần một tên lửa là đủ sức xoá sổ bang Texas

Theo Phó Thủ tướng phụ trách Hàng không-Vũ trụ và Công nghiệp Quốc phòng Nga là ông Dmitry Rogozin, tên lửa đạn đạo không phải là thành tựu chót của khoa học và công nghệ, mà sự ra mắt của các tên lửa hành trình Kalibr mới là cuộc cách mạng quân sự.

Loại vũ khí tấn công tầm xa này có khả năng mang theo các đầu đạn hạt nhân chiến thuật phóng từ trên bộ, trên không, trên biển (tàu nổi và cả tàu ngầm thông thường) sẽ là những mũi tấn công bất ngờ không thể đánh chặn.

Trong cuộc “chiến tranh thế giới thứ 3”, cơ hội giành chiến thắng sẽ thuộc về những ai biết tính toán, ai có vũ khí hoàn hảo hơn. Cuộc chạy đua vũ trang trí tuệ đang tăng tốc và ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang thực hiện chính xác những gì cần thiết để tạo ra sức mạnh vượt trội phương Tây.

RELATED ARTICLES

Tin mới