Sunday, January 5, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiVì sao Việt Nam không đưa tên lửa Tor-M1 lên Gepard 3.9?

Vì sao Việt Nam không đưa tên lửa Tor-M1 lên Gepard 3.9?

Tàu hộ vệ lớp KBO-2000 Nga thiết kế cho Việt Nam có năng lực phòng không khá mạnh với 24 tên lửa phóng thẳng đứng 9M331 (SA-N-9 – Bản hải quân của Tor-M1).

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9

Đáng tiếc do Dự án KBO-2000 không được triển khai, cho nên Hải quân Việt Nam đã lỡ cơ hội đưa vào biên chế một loại tên lửa khá lợi hại.

Vì sao Việt Nam không đưa tên lửa Tor-M1 lên Gepard 3.9? - Ảnh 1.

Tên lửa 9M331

Nếu so sánh với tên lửa đánh chặn 9M311 Sosna-R của hệ thống phòng không Palma trang bị cho Gepard 3.9 hiện nay thì 9M331 có nhiều ưu điểm hơn, cụ thể như sau:

Thông số cơ bản của tên lửa 9M331/9M311: tầm bắn tối đa: 12/8 km; trần bay: 6/3,5 km; đầu đạn: 14,5/9 kg; tốc độ lớn nhất 850/900 m/s; cơ chế dẫn đường: sóng radio/bám chùm laser.

Vì sao Việt Nam không đưa tên lửa Tor-M1 lên Gepard 3.9? - Ảnh 2.

Tên lửa 9M311 Sosna-R của hệ thống Palma trên Gepard 3.9

Ngoài 3 thông số đầu tiên cho thấy sự vượt trội của 9M331, 2 chỉ tiêu còn lại chứa đựng cả mặt mạnh lẫn mặt yếu.

Tốc độ tối đa của 9M331 đạt 850 m/s, được gia tăng liên tục sau khi tên lửa hoàn thành quá trình phóng lạnh (được đẩy lên độ cao 20 m rồi mới kích hoạt động cơ).

Trong khi đó 9M311 nhờ tầng khởi tốc đưa lên tới tốc độ 900 m/s ngay sau khi phóng, sau đó duy trì hành trình chỉ ở 600 m/s, thời gian phản ứng của 9M311 được đánh giá nhanh hơn 9M331.

Ngoài ra cơ chế bám theo chùm laser cho 9M311 độ chính xác cao, nhưng nó lại có điểm yếu chí tử là dễ bị giảm năng lực chiến đấu nếu gặp phải điều kiện thời tiết không thuận lợi như sương mù.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam không lựa chọn phiên bản hải quân của Tor-M1 mặc dù phía Nga đã chào hàng trước mà lại quyết định trang bị loại tên lửa của Tunguska, khiến cơ số đạn phòng không của Gepard 3.9 chỉ được 1/3 và tầm bắn bằng 2/3 so với KBO-2000?

Để trả lời cần xét đến yếu tố mặc dù tại vị trí của module Palma vẫn có thể lắp đặt các ống phóng thẳng đứng của 9M331, tuy nhiên để dẫn bắn loại tên lửa này cần phải có thêm radar điều khiển hỏa lực MR-360 Podkat (Cross Sword).

Vì sao Việt Nam không đưa tên lửa Tor-M1 lên Gepard 3.9? - Ảnh 4.

Radar điều khiển hỏa lực MR-360 Podkat của hệ thống phòng không SA-N-9

Khác với hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện đa kênh 3V-89 của Palma có kích thước khá nhỏ gọn, radar Cross Sword cồng kềnh hơn rất nhiều, yêu cầu phải đủ không gian để bố trí, trong khi trên nóc đài chỉ huy của Gepard đã có radar MR-123 để dẫn bắn cho pháo AK-176.

Vì sao Việt Nam không đưa tên lửa Tor-M1 lên Gepard 3.9? - Ảnh 5.

Vị trí của radar MR-360 trên KBO-2000

Trường hợp muốn trang bị tên lửa 9M331, tháp radar của Gepard sẽ phải thiết kế thêm một “bậc thang” để bố trí MR-360, gây mất cân xứng, tăng diện tích phản xạ radar, dẫn tới làm giảm độ tàng hình của con tàu.

Còn nếu muốn đưa radar MR-360 ra phía sau như ở KBO-2000 sẽ đòi hỏi phải can thiệp rất sâu vào kết cấu của tàu, đây cũng là phương án không thực sự hợp lý so với việc chấp nhận giảm số lượng cũng như tầm bắn của tên lửa phòng không để đổi lấy 1 module Palma.

Với một vài nguyên nhân như trên, Việt Nam quyết định không đưa tên lửa 9M331 lên Gepard 3.9 cũng là điều dễ hiểu, do một chiến hạm cỡ 2.000 tấn muốn mang vác được nhiều vũ khí “khủng” là rất khó khăn, đặc biệt khi nó không phải một thiết kế hoàn toàn mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới