Friday, April 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ tăng thuế 500% với thép TQ

Mỹ tăng thuế 500% với thép TQ

Mỹ vừa rút vũ khí thương mại để bảo vệ ngành thép trong nước trước sự “xâm lăng” của thép Trung Quốc.

Từ hơn một tháng trở lại đây, châu Âu và Mỹ sôi sục vì thép giá rẻ của Trung Quốc. Việc thép Trung Quốc giá rẻ được nhập với số lượng lớn ở nhiều thị trường đã khiến cho không ít các tập đoàn lớn sản xuất thép trên thế giới bị phá sản. Những công ty may mắn không bị phá sản thì cũng phải thu nhỏ qui mô sản xuất khiến hàng nghìn công nhân mất việc.

Trước sứ ép đến từ thép Trung Quốc, chính phủ nhiều quốc gia đã buộc phải gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trong việc chung tay giải quyết tình trạng nguồn cung thép “gây lụt” thị trường này.

Trong năm ngoái, tổng kim ngạch nhập khẩu thép cuộn cán nguộn từ Trung Quốc vào Mỹ đạt 272 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của ngành thép Mỹ, khoảng 12.000 công nhân nước này đã bị sa thải trong năm ngoái do sự cạnh tranh không công bằng từ phía Trung Quốc.

Các công ty thép lớn của Mỹ gần đây đã cùng ký đơn kiện gửi lên Ủy ban Thương mại Quốc tế, cáo buộc Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường thép toàn cầu bằng cách phá giá sản phẩm và đề xuất cấm nhập khẩu tất cả các mặt hàng thép của Trung Quốc.

Trước tình hình này, ngày 18/5, Bộ Thương mại Mỹ đã nâng thuế nhập khẩu thép Trung Quốc lên trên 500%.

Mức thuế mới sẽ được áp dụng cho các mặt hàng thép cuộn cán nguội được sử dụng trong ngành sản xuất ô tô, đóng tàu và xây dựng.

Về phía châu Âu, ngày 18/4, Trung Quốc bị hơn 30 quốc gia đưa ra “hỏi tội” tại Brussels, Bỉ vì đã lũng đoạn thị trường thép toàn cầu, với giá bán rẻ hơn chi phí sản xuất và vi phạm các nguyên tắc thương mại quốc tế.

Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc mới đây, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép, đồng thời đề nghị phía Trung Quốc tăng cường nỗ lực nhằm giảm sản lượng.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghiệp thép ở Anh đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng sau khi Tập đoàn Thép Tata của Ấn Độ thông báo sẽ bán toàn bộ doanh nghiệp sản xuất tại Anh sau gần một thập kỷ hoạt động. Nguyên nhân xuất phát bởi chi phí cao và sự cạnh tranh khốc liệt của thép giá rẻ Trung Quốc. Chính điều này đang được lấy làm lý do để vận động bỏ phiếu ủng hộ đưa Anh rời khỏi EU.

Trong khi đó, tại Đức, hơn 40.000 công nhân ngành thép đã xuống đường biểu tình do lo ngại về khả năng thất nghiệp trong tương lai. Họ yêu cầu Chính phủ của Thủ tướng Merkel mạnh tay hơn đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Phản ứng trước tình trạng này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu ngay hôm 13/5 đã phải lên tiếng khẳng định, EU sẵn sàng áp đặt các biện pháp mạnh tay nếu phát hiện dấu hiệu bán phá giá thép của các nhà sản xuất Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính Trung Quốc cũng đang phải hứng chịu “cơn lụt” thép khi nước này cho biết sẽ cắt giảm 500.000 việc làm trong ngành thép một vài năm tới đây. Hiện các doanh nghiệp thép lớn tại Trung Quốc đang thua lỗ hơn 15.5 tỷ USD. Tính từ năm 2008 đến nay, giá thép thế giới đã giảm 70% giá trị.

my tang thue 500 voi thep trung quoc

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tại sao lại có tình trạng ngành thép Trung Quốc thua lỗ nhưng lại bán giá rẻ? Trung Quốc hiện là nước đứng đầu thế giới về thép, đã tiến hành cải cách ngành thép từ năm 2005-2009. Tháng 10/2009, Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra một số biện pháp tiết giảm sản lượng thép vì sản xuất thừa thì thống kê công bố ngày 21/9 năm đó cho thấy, sản lượng thép thô vào tháng 8 lại tăng 22% để lên tới hơn 52 triệu tấn. Một kỷ lục mới giữa thời suy trầm, khi sản lượng các nước đều giảm.

Tìm hiểu rõ hơn thì thấy rằng chính sách thép do Ủy ban Cải tạo và Phát triển Quốc gia Trung Quốc ban hành từ năm 2005 nhằm tái phối trí để nâng cao hiệu năng của các doanh nghiệp sản xuất thép, khi sản lượng thép của Trung Quốc đã đủ cho nhu cầu từ 2006 và từ đấy thừa thép để xuất khẩu.

Nhưng khi kinh tế toàn cầu suy trầm, lượng thép tiêu thụ đều giảm trên thế giới, số thặng dư đó mới là vấn đề. Vì do hiệu năng kém, công nghiệp thép Trung Quốc gây ô nhiễm và ngốn nguyên nhiên liệu khiến giá tăng vọt và nhà nước lại nhảy vào điều tiết để giữ giá nội địa cho thấp.

Kết quả chẳng những công nghiệp thép của Trung Quốc không phát triển nhờ cạnh tranh và đào thải, mà tiếp tục bị phân tán mỏng trong nước với giá lệch lạc. Các nhà máy phì phò thán khí và tạo ra ấn tượng công nghiệp hóa tưng bừng.

Và vì Ủy ban Cải tạo đặt ra sản lượng tối thiểu nếu không thì dẹp lò, các địa phương đều thi đua đầu tư và tuyển dụng để sản xuất cao hơn định mức ấy: kết quả đi ngược với mục tiêu của trung ương! Hiện nay mỗi năm Trung Quốc thừa khoảng 350 triệu tấn thép, trong lúc cả châu Âu chỉ sản xuất 170 triệu tấn.

Khi chính quyền Bắc Kinh hiểu chuyện thì quá muộn, sắt thép của Trung Quốc dư thừa bừa phứa. Để thu hồi ngân sách, Trung Quốc xuất khẩu thép ra ngoài với giá rẻ mạt. Hậu quả là nhiều nhà máy thép ở những nước bị thép Trung Quốc xâm chiếm đã phải đóng cửa, sa thải công nhân hàng loạt.

RELATED ARTICLES

Tin mới