Friday, April 26, 2024
Trang chủThâm cung bí sửThảm họa nhân quyền TQ và trách nhiệm của kẻ bức hại

Thảm họa nhân quyền TQ và trách nhiệm của kẻ bức hại

Ngày 26/5 vừa qua, tại tòa nhà Rayburn, Hạ viện Quốc hội Mỹ đã tổ chức thảo luận “Thảm họa nhân quyền Trung Quốc và trách nhiệm của kẻ bức hại”. Tại buổi thảo luận, 10 học viên Pháp Luân Công từng bị bức hại đã kể lại quá trình bản thân bị cực hình và bức hại tinh thần.

Các học viên Pháp Luân Công kêu gọi trừng phạt hung thủ Giang Trạch Dân, đồng thời đưa ra danh sách hơn 200 quan chức và cảnh sát Trung Quốc phải truy cứu trách nhiệm gửi tới chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ và Ủy ban Vấn đề Trung Quốc (CECC), Ủy viên Nhân quyền Quốc hội Tom Lantos, Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công.

Quốc hội Mỹ họp thảo luận về tình hình nhân quyền Trung Quốc và vấn đề kiện ông Giang Trạch Dân (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Quốc hội Mỹ họp thảo luận về tình hình nhân quyền Trung Quốc và vấn đề kiện ông Giang Trạch Dân (Ảnh: Linfan/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Danh sách những quan chức và nhân viên hành pháp Trung Quốc tham gia bức hại Pháp Luân Công được đề xuất là xuất phát từ “Dự Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank Wolf 2015” vừa được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 17/5 vừa qua. Dự luật này đề nghị chính phủ Mỹ phải lập danh sách người nước ngoài cùng hình thức chế tài tương ứng đối với những kẻ tham gia bức hại tự do tôn giáo nghiêm trọng.

Buổi thảo luận có sự tham dự của đại diện Hiệp hội Pháp Luân Công Washington, Chính phủ và Quốc hội Mỹ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCRIF). Cô trợ lý Abiola Afolayan của Nghị sỹ Quốc hội Mỹ Sheila Jackson-Lee, và Chuyên viên về vấn đề Đông Á của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Tina Mufford đã tham gia phát biểu.

Học viên Mã Xuân Mai – người từng bị tra tấn bằng “giường người chết”

Tại buổi thảo luận, học viên Pháp Luân Công Mã Xuân Mai đã công bố những hình ảnh bức hại, bao gồm: cảnh hai người già sau khi rời khỏi ghế cọp trong lá thư thứ ba của luật sư nhân quyền nổi tiếng Cao Trí Thịnh gửi cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là Vương Ngọc Hoài và Tôn Thục Hương; học viên tên Trương Thuận Long bị cảnh sát dùng cửa xe kẹp gẫy chân khi bị bắt, sau đó học viên này bị bức hại chết vào 3 ngày sau.

Học viên Mã Xuân Mai cho biết đã chứng kiến 18 người bị bức hại chết. Bản thân học viên cũng từng bị đánh đập và bắt nằm “giường người chết”.

Học viên Mã Xuân Mai (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Học viên Mã Xuân Mai (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Tháng 11/1999, tại trại cưỡng bức lao động Hắc Chùy Tử ở Trường Xuân – Cát Lâm, cảnh sát Vương Tiểu Lan dùng gót giầy nện vào móng tay của học viên Mã Xuân Mai làm máu chảy lênh láng. Cảnh sát không chỉ dùng đòn hiểm mà còn dùng roi điện tra tấn tàn nhẫn. Học viên Mã Xuân Mai đã tuyệt thực kháng nghị nhưng còn bị bức hại tàn nhẫn hơn và bị nhét đồ ăn vào miệng.

Học viên Mã Xuân Mai nói: “Tôi bị trói hai tay chân trên cái giường sắt, chúng đưa ống cao su vào tận bao tử tôi để đổ đồ ăn vào. Thấy bộ dạng đau khổ của tôi chúng còn cười ha hả, bên cạnh có người chuyên chụp hình.”

Vào một ngày của năm 2000, tại nhà ăn của trại cưỡng bức lao động, học viên Mã Xuân Mai đã kể lại câu chuyện bị cảnh sát bức hại, kết quả bị hai cảnh sát kẹp cổ bịt miệng kéo ra… Sau đó học viên bị treo lơ lửng ở giữa cái giường hai tầng.

“Tôi quá đau đớn, sau khi nôn mửa hết ra thì hôn mê bất tỉnh”. Sau khi tỉnh lại thì học viên thấy toàn thân bị trói trên cái giường sắt thành hình chữ đại (大). Học viên bị trói như vậy ba ngày ba đêm. Học viên chia sẻ, “vô cùng đau đớn, toàn thân tê liệt giống như một người đã chết”.

Cái chết của học viên Cao Dung Dung mãi là nỗi đau đớn đối với những người thân

Vốn là chủ một doanh nghiệp ở Thẩm Quyến, hiện nay bà Cao Vi Vi phải sống lưu vong ở Mỹ. Bà đã kể lại câu chuyện của người em gái tên Cao Dung Dung.

Bà Cao Vi Vi (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Bà Cao Vi Vi (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Tháng 6/2003, học viên Cao Dung Dung bị bắt đến Viện Giáo dưỡng Long Sơn ở Thẩm Dương, tại đây học viên nhiều lần chịu cực hình tàn khốc.

Ngày 7/5/2004, chị Cao Dung Dung bị tra tấn roi điện hơn 6 tiếng khiến khuôn mặt bị cháy và biến dạng nghiêm trọng, dung nhan hoàn toàn hủy hoại, toàn thân bị bỏng đen thui…

Hình chị Cao Dung Dung trước và sau khi bị tra tấn.

Hình chị Cao Dung Dung trước và sau khi bị tra tấn.

Quá uất hận, chị Cao Dung Dung đã nhảy qua cửa sổ lầu 2 xuống, nhưng chị không chết mà chân trái bị gẫy nhiều khúc và được chuyển tới bệnh viện công an.

Ngày 21/5/2005, hình ảnh chị Cao Dung Dung bị tra tấn điện hủy hoại dung nhan được đăng tải trên truyền thông quốc tế gây kinh hoàng khắp nơi. Khi đó, ông Bí thư Chính pháp Trung ương La Cán đã ra lệnh cho ông Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang đích thân đến Thẩm Dương điều tra, vụ án Cao Dung Dung khi đó được gọi là “Đại án số 26 Bộ Công an”.

Ngày 6/3/2005, chị Cao Dung Dung lại bị phát hiện chịu bức hại cực hình trong trại Mã Tam Gia, sau đó khoảng 3 tháng thì chị Cao Dung Dung qua đời khi mới 37 tuổi.

Bà Cao Vi Vi nói: “Ba tháng cuối đời Cao Dung Dung phải sống trong nhà tù bí mật của chính quyền Trung Quốc, cô ấy đã chịu bao nhiêu đau khổ, chúng ta không thể cảm nhận hết được. Trong trái tim của tôi và mọi người trong gia đình, đây là nỗi đau không thể nào nguôi ngoai.”

Nghị sỹ Mỹ: Hãy chấm dứt bức hại Pháp Luân Công

Cô trợ lý Abiola Afolayan của Nghị sỹ Quốc hội Mỹ Sheila Jackson-Lee cũng đã có phát biểu tại buổi thảo luận.

Trợ lý Abiola Afolayan của Nghị sỹ Quốc hội Mỹ Sheila Jackson-Lee (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Trợ lý Abiola Afolayan của Nghị sỹ Quốc hội Mỹ Sheila Jackson-Lee (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Nghị sỹ Quốc hội Mỹ Sheila Jackson-Lee cho biết: “Tôi rất tiếc vì không thể tới tham gia buổi thảo luận, nhưng tôi luôn là người ủng hộ mạnh mẽ Pháp Luân Công.”

Bà cho biết: “Trung Quốc hiện nay, cái gọi là tôn trọng quyền tự do tôn giáo ghi trong Hiến pháp chỉ có cái tên trống rỗng, vì Pháp Luân Công bị bức hại vô căn cứ trong bao nhiêu năm qua”. “Tôi sẽ không ngừng nỗ lực hợp tác cùng các đồng nghiệp trong việc lập pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhằm chấm dứt tội ác bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, mở rộng con đường hòa bình và bao dung ở đất nước này.”

Nghị sỹ Sheila Jackson-Lee là người ủng hộ mạnh mẽ Pháp Luân Công từ lâu. Vào năm 2008, bà là một trong 5 Nghị sỹ Quốc hội được vinh dự đón nhận “ngọn đuốc nhân quyền” luân chuyển khắp toàn cầu tại cao ốc Canon ở Washington DC. Khi đó bà đã phát biểu: Thế vận hội và tội ác chống lại loài người không thể đồng thời tồn tại ở Trung Quốc Đại Lục.

“Dũng khí của các bạn tạo động lực cho chúng tôi”

Bà Tina Mufford, chuyên viên khu vực Đông Á của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) cho biết, “Cảm ơn quý vị đã lên tiếng trong ngày hôm nay, đặc biệt là những người bị bức hại. Dũng khí và nghị lực của các bạn đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi.”

Chuyên viên Tina Mufford (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Chuyên viên Tina Mufford (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

“Tôi không thể tưởng tượng được chính quyền Trung Quốc lại bức hại Pháp Luân Công như thế.”

“Câu chuyện các bạn kể ngày hôm nay vô cùng quan trọng, nó giúp thế giới biết đang xảy ra chuyện gì ở Trung Quốc.”

Học viên Pháp Luân Công bị bức hại đưa danh sách quan chức và cảnh sát phải truy cứu trách nhiệm

Tại buổi thảo luận, các học viên Pháp Luân Công bị bức hại còn đưa danh sách quan chức và cảnh sát phải truy cứu trách nhiệm gửi tới chính phủ Mỹ, trong đó có cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Học viên Vương Xuân Anh đã gửi danh sách 33 cảnh sát đã bức hại bà cho Quốc hội Mỹ.

Học viên Vương Xuân Anh (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Học viên Vương Xuân Anh (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Tại trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh, học viên Vương Xuân Anh vì từ chối ký vào bản nhận tội đã bị treo chéo căng người kéo dài 39 tiếng; băng keo dán miệng 14 tiếng; trong thời khắc nguy kịch đã bị nhét 9 viên thuốc trợ tim vào người…

Vào năm ngoái, học viên Vương Xuân Ngạn khi đến Washington đã gửi một bản danh sách 30 kẻ tham gia bức hại tới chính phủ Mỹ. Học viên Vương Xuân Ngạn bị tán gia bại sản, chồng bị cảnh sát đánh chết, bản thân bị bắt giam trong nhà tù nữ Liêu Ninh, bị bức hại khiến bệnh tim nhiều lần tái phát.

Học viên Vương Xuân Ngạn (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Học viên Vương Xuân Ngạn (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Học viên Mã Xuân Mai gửi danh sách 79 kẻ bức hại, trong đó những nhân vật nổi bật là Giang Trạch Dân, Bì Quốc Phú, Lý Tinh, Tập Quế Vinh.

Bà Cao Vi Vi gửi danh sách 88 kẻ bức hại em gái bà là Cao Dung Dung, trong đó có Giang Trạch Dân, Tô Kính.

Học viên Quân Lệ Bình giao danh sách 41 kẻ bức hại, trong đó có Giang Trạch Dân, Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Văn Sĩ Chấn và nhiều cảnh sát thuộc trại Mã Tam Gia. Ngoài ra học viên còn giao chứng cứ phạm tội ác của Đội trưởng Đội Quốc bảo thị xã Thiết Lĩnh tỉnh Liêu Ninh là Tôn Lập Trung. Được biết, Tôn Lập Trung hiện sống tại Sydney (Úc), học viên Quân Lệ Bình đề nghị nghiêm trị đối với kẻ thủ ác Tôn Lập Trung.

Học viên Quân Lệ Bình (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Học viên Quân Lệ Bình (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Giám đốc Tổ chức Quốc tế Điều tra đưa danh sách hơn 70.000 kẻ bức hại cho chính phủ Mỹ

Bác sĩ Uông Chí Viễn, Giám đốc Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công cho biết, ông đã giao danh sách 76.132 kẻ bức hại Pháp Luân Công cho Chính phủ Mỹ, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cục Di dân. Trong đó có 7.716 kẻ thuộc Phòng 610, 9.816 kẻ thuộc Ủy ban Chính pháp, 1.596 kẻ thuộc Ban Chống tà giáo, 9.500 kẻ tham gia vào tội ác mổ cướp tạng; ngoài ra còn nhiều kẻ trong hệ thống Quốc bảo, Quốc an, Công an, Tư pháp và Truyền thông.

Ông Uông Chí Viễn (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Ông Uông Chí Viễn (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Trả lời phỏng vấn, ông Uông Chí Viễn cho biết, sau khi danh sách này được công bố, có một số người đã liên lạc với Tổ chức Điều tra. Ví dụ có cảnh sát đã thông báo tình hình nội bộ trong phạm vi họ quản lý, đã dùng quyền hạn trong tay để bảo vệ học viên Pháp Luân Công, lập công chuộc tội, vì thế tên của họ cũng được đưa ra khỏi danh sách. Theo ông Uông Chí Viễn, lối thoát duy nhất của những kẻ tham gia bức hại hiện nay là: Thẳng thắn thừa nhận tội của mình và khai ra tội ác của kẻ khác, đồng thời có hành động thực tế lập công chuộc tội.

Ông còn nói, sau làn sóng kiện Giang Trạch Dân, ngày càng nhiều cảnh sát Trung Quốc Đại Lục run sợ, họ đã chủ động liên lạc với Tổ chức Quốc tế Điều tra và hứa sẽ không tham gia bức hại nữa, không bắt người nữa. Theo tình hình ông Uông Chí Viễn nắm được, hiện nay số kẻ sẵn sàng tham gia bức hại điên cuồng còn rất ít, đa số cảnh sát chấp hành mệnh lệnh đều sợ sẽ bị tính sổ giống như ông Giang Trạch Dân.

RELATED ARTICLES

Tin mới