Friday, December 27, 2024
Trang chủBiển ĐôngPháp luật biểnHậu phán quyết PCA, Philippines nên đưa vụ kiện ra Liên Hợp...

Hậu phán quyết PCA, Philippines nên đưa vụ kiện ra Liên Hợp Quốc

Một quốc gia bỏ qua phán quyết của PCA vẫn là vụ việc nghiêm trọng vì nó thể hiện thái độ phớt lờ luật pháp quốc tế.

Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại phiên điều trần trước PCA hồi năm ngoái về vụ kiện đường lưỡi bò. Ảnh: Rappler.

Nhà nghiên cứu Greg Raymond ngày 30/5 bình luận trên trang Lowy Interpreter, tất cả những dấu hiệu gần đây cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị mọi khả năng để chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ kiện của Philippines, mà kết quả dự đoán sẽ bất lợi với Bắc Kinh.

Nếu PCA ra phán quyết Trung Quốc phải từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn và Trung Quốc bác bỏ phán quyết này, thì cộng đồng quốc tế sẽ có những lựa chọn tiếp theo nào trong phản ứng với Bắc Kinh?

PCA là một tòa án không mạnh bằng Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Khác với ICJ, PCA không được hưởng quy chế trong Điều 94 Hiến chương Liên Hợp Quốc:

Nếu bất kỳ bên nào trong một vụ kiện không thực hiện nghĩa vụ sau phán quyết của Tòa án, bên kia có thể tin tưởng vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nếu xét thấy cần thiết có thể kiến nghị lên Hội đồng Bảo an về biện pháp thi hành án.

Tuy nhiên, việc một quốc gia bỏ qua phán quyết của PCA vẫn là vụ việc nghiêm trọng vì nó thể hiện thái độ phớt lờ luật pháp quốc tế, đặc biệt khi quốc gia đó lại là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Hội đồng Bảo an có thể tìm kiếm một cuộc thảo luận và ra nghị quyết về vấn đề này, trong đó khẳng định việc từ chối phán quyết của PCA rất có hại cho uy tín của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà phải mất hàng thập kỷ nhân loại mới xây dựng nên.

Dự thảo nghị quyết này có thể nêu bật vấn đề Biển Đông là nơi có những tranh chấp gây ra ma sát, căng thẳng quốc tế nên việc đảm bảo giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế cũng là một nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an.

Mặc dù gần như chắc chắn không thể tránh khỏi Trung Quốc, có lẽ cả Nga sẽ tìm cách ngăn chặn Hội đồng Bảo an thảo luận về chuyện này, nhưng đây vẫn là việc nên làm nhằm thức tỉnh trách nhiệm của các thành viên Liên Hợp Quốc phải bảo vệ luật pháp, công lý và trật tự quốc tế.

Những thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an đang có lập trường như thế nào?

Ít nhất 2 trong số 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an là Mỹ và Anh đã ủng hộ mạnh mẽ PCA và phán quyết của Tòa trong vụ kiện này, mặc dù cho tới nay Mỹ vẫn chưa phê chuẩn UNCLOS. Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng David Cameron đã nhấn mạnh vai trò và phán quyết của PCA, kêu gọi Trung Quốc tuân thủ nó.

Lập trường của Pháp thì khó dự đoán hơn. Paris cũng giống như phần lớn các thành viên khác của EU cho đến nay mới chỉ kêu gọi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua luật pháp quốc tế một cách chung chung.

Một vài thành viên không thường trực có thể sẵn sàng hỗ trợ một cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vụ kiện của Philippines. Nhật Bản đang ủng hộ mạnh mẽ xu thế này, Malaysia là một bên yêu sách và ngày càng lo ngại trước hành vi leo thang của Bắc Kinh, nhưng vẫn tìm cách duy trì quan hệ song phương đặc biệt với Trung Quốc.

Australia có một sự quan tâm mạnh mẽ trong việc đảm bảo các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS. Australia xem yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là không thể chấp nhận, hành vi của Trung Quốc ở Biển Dông không phù hợp với trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ.

Do đó theo nhà nghiên cứu Greg Raymond, khi nào PCA ra phán quyết về vụ kiện, Australia nên công khai khẳng định Trung Quốc coi thường hệ thống tư pháp quốc tế nếu Bắc Kinh vẫn chống phá đến cùng phán quyết này.

RELATED ARTICLES

Tin mới