Ngày 16 tháng 5 năm 1966, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành chỉ thị khởi động chiến dịch chính trị tự phê bình và làm trong sạch “các tổ chức văn hóa đại diện cho giai cấp tư sản” – mở đầu cho Cách mạng Văn hóa.
Cách mạng kéo dài 10 năm và hầu hết diễn ra trong bạo lực, đụng độ, hỗn loạn và thanh trừng, nhất là trong năm đầu tiên. Theo số liệu do Trung Quốc công bố, hơn 1,72 triệu người Trung Quốc đã thiệt mạng, số liệu thực tế còn nhiều hơn, bằng số lượng thương vong của cả Hoa Kỳ và Anh Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cộng lại.
Các hình thức quy chụp, tra tấn dã man, thậm chí giết người ăn thịt đã diễn ra trong thời kỳ đó. Lực lượng thực hiện “cách mạng” – Hồng vệ binh là thanh niên, thậm chí là thiếu niên. Đối tượng là trí thức, lãnh đạo kể cả lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước Trung Quốc.
Trước khi vào cải cách mở cửa, đã có nhiều tài liệu, cuốn sách nói về sai lầm và tội ác của “Cách mạng Văn hóa” đã được công bố ở Trung Quốc. Người ta đã biết, đã hiểu và đã quên đi phần nào sự kiện này. Nhưng gần đây trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại có bài phê phán và kêu gọi không để sai lầm như Cách mạng Văn hóa diễn ra.
Vì sao vậy? Nó có liên quan gì tới Tập Cận Bình?
Trước hết phải nói về Đặng Tiểu Bình, một nạn nhân của Cách mạng Văn hóa, khi được quay lại chính trường và dần dần giữ cương vị cao nhất ở Trung Quốc, Đặng âm thầm báo thù, tìm lực lượng từ con em những cán bộ bị hành hạ, bị giết chết trong Cách mạng Văn hóa. Đặng và họ có mối thâm thù chung đối với những người còn trọng Mao, còn tư tưởng Mao.
Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị Cách mạng Văn hóa hành hạ đến chết, thân xác bị đốt thành tro. Vợ của Lưu cũng bị nhiều nhục hình, bị giết chết. Vì vậy con trai của Lưu Thiếu Kỳ là Lưu Nguyên được Đặng chú ý cất nhắc, phong tướng giữ trọng trách trong quân đội.
Bố Tập Cận Bình lúc đó là Bộ trưởng cũng bị Cách mạng Văn hóa hành hạ. Tập có thời thiếu niên, thanh niên cay đắng khi bị đưa về nông thôn lao động, đói ăn, đói mặc. Dưới thời Đặng, Tập Cận Bình được nâng đỡ dần lên các vị trí cao cấp, quan trọng và trở thành người đứng đầu Trung Quốc.
Đối với Bình, Mao và những người còn có tư tưởng tôn trọng Mao bị Bình thâm thù và tìm cách gạt bỏ. Bình quyết không cho một tàn dư nào của Mao có thể tồn tại.
Bạc Hy Lai, cựu chính trị gia Trung Quốc, cùng lứa với Tập Cận Bình, nhưng khi là lãnh đạo Trùng Khánh đã từng phát động việc hát lại những bài hát thời Mao (Văn hóa Đỏ), đồng thời là đối thủ chính trị của Tập, bị Tập tìm cách gạt bỏ. Những sai lầm của Lai chỉ là cái cớ để Bình tiêu diệt.
Cả Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình đều lợi dụng Đảng để tiến thân, củng cố quyền lực, và đều tìm cách xa rời những giá trị đích thực của Đảng Cộng sản.
Khi đã lên cầm quyền, Tập Cận Bình liên kết ngay với Lưu Nguyên để thanh trừng và nắm lấy lực lượng quân đội. Dù ghét Mao nhưng Tập Cận Bình lại tận dụng được đường lối của Mao là “Chính quyền đẻ ra từ nòng súng”.
Cuộc thanh trừng trong quân đội, rồi đến công an, đã giúp Tập nắm chắc vũ khí, tiếp tục thành trừng các quan chức khác ở bậc cao. Khi đã ở đỉnh cao quyền lực, có cả đại bác (quân đội) và súng lục (cảnh sát), Tập Cận Bình hơn ai hết biết rõ nội tình Trung Quốc và Thế giới, Tập tiếp tục lừa đảo bằng cách giương cao ngọn cờ Đảng Cộng sản. Tập thành lập các tổng cục quân đội, tổng cục nào cũng gắn với từ quân ủy, từ 4 tổng cục thành 7 tổng cục quân ủy. Tập biết rõ lịch sử Trung Quốc chưa bao giờ thắng ngoại xâm. Đấy là điểm yếu chí cốt. Tập hô hào tiến ra Biển Đông, bồi đắp các đảo nhằm lừa dân Trung Quốc quên đi mâu thuẫn nội tại. Trung Quốc đang đứng trước sự chênh lệch giàu nghèo; đòi chia cắt: Hồng Kông, Tây Tạng…
Trung quốc đang tự hào là nền kinh thế thứ hai thế giới. Đây là thu nhập của 1,4 tỷ dân, nhưng chỉ bằng 1/3 thu nhập của 200 triệu dân Mỹ.
Không còn con bài nào khác, Tập Cận Bình yêu cầu Nhân dân Nhật báo chĩa mũi dùi vào “Cách mạng Văn hóa” để vằ tiêu diệt được lực lượng chống đối, trả mối thù cho bố và cho mình; lại chứng mình được cuộc chiến đả hổ diệt ruồi.
Nội bộ Trung Quốc, thực tế đang hỗn loạn. Suy cho cùng, cuộc chiến của Tập Cận Bình hiện nay trước hết để trả thù riêng, củng cố quyền lực, chĩa mâu thuẫn ra bên ngoài. Nhưng, Tập là người chỉ nghĩ đến chiếc ghế của mình, đang đẩy Trung Quốc đối lập với Thế giới.
Con bài phê phán “Cách mạng Văn hóa” đang được Tập triệt để lợi dụng.