Chính sách “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” nhằm kiềm chế Bắc Kinh của Washington liệu có khiến đối đầu Trung-Mỹ hiện nay giống như Xô-Mỹ thời chiến tranh lạnh?
Chính sách “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” nhằm kiềm chế Bắc Kinh của Washington liệu có khiến đối đầu Trung-Mỹ hiện nay giống như Xô-Mỹ thời chiến tranh lạnh?
Mỹ sẽ tiếp tục đối đầu với Trung Quốc như Liên Xô trước đây
Mỹ sẽ phải đối diện với tình hình “cạnh tranh” với Nga và Trung Quốc lâu dài, mặc dù hiện Washington đang gặp trục trặc ở các khu vực khác trên thế giới, nhưng nước này vẫn tiếp tục thúc đẩy chính sách “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”. Điều đó cho thấy, chính sách này với Mỹ là rất quan trọng. Đó là tuyên bố mới đây của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter.
Ngày 25 tháng 5 năm 2016, trên trang mạng của Bộ quốc phòng Mỹ đăng tải phát biểu của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Carter tại Học viện chiến tranh hải quân Mỹ. Đây là học viện chuyên đào tạo các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ và các sĩ quan đến từ hơn 100 nước trên thế giới.
Trong bài phát biểu của mình, ông chủ Lầu Năm Góc đã tuyên bố rằng, châu Á-Thái Bình Dương là “khu vực quan trọng nhất trên thế giới”, đồng thời cũng là khu vực tập trung phần lớn dân số và những tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới.
Cũng trong ngày 25 tháng 5 vừa qua, trên mạng “One defense” của Mỹ, ông chủ Lầu Năm Góc còn cho biết, hành động và phản ứng của Bắc Kinh và Washington ở Biển Đông chẳng qua chỉ là một phần của tình hình đại cục thời đại.
Thậm chí ông còn dự báo rằng, khi nội bộ Trung Quốc có những thay đổi, mọi thứ sẽ chấm hết. Tuy nhiên, ông chủ Lầu Năm Góc vẫn phải thừa nhận là tình hình hiện nay của Bắc Kinh đang có chiều hướng đi ngược lại với những dự đoán của ông.
Để xác nhận thêm cho điều đó, ông Carter nhấn mạnh, đây là sự đối kháng lâu dài kiên quyết, ôn hoà nhưng mạnh mẽ, rất có thể sẽ kéo dài nhiều năm. Chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ không thể tiến hành nhanh, mà sẽ phải kéo dài.
Trong chuyến thăm một căn cứ tàu ngầm của hải quân Anh tại bang Connecticut ngày 24/5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ cũng đã có những phát biểu liên quan đến vấn đề này.
Carter cho biết, tư tưởng xuyên suốt của “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” mãi mãi không chỉ là thực hiện quyền tự do hàng hải, mà là sự thúc đẩy “cùng tiến” về ngoại giao, kinh tế và quân sự, tăng cường kế hoạch hoàn chỉnh cho hoạt động tại khu vực này của Mỹ.
Kế hoạch này bao gồm việc điều động thêm và hiện đại hóa lực lượng quân sự được triển khai đến khu vực này, tiến hành các cuộc diễn tập song phương và đa phương quy mô lớn, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự giữa Mỹ và các nước trong khu vực.
Bình luận về vấn đề này, trang mạng “Vệ tinh” của Nga (Sputnik phiên bản tiếng Trung) cũng bình luận rằng, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì thế “cạnh tranh lâu dài” với Nga và Trung Quốc, nếu Washington tăng cường hiện diện thường xuyên ở khu vực này.
Trung Quốc tự tin đạt đến đỉnh cao phát triển thế giới
Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, Mỹ đã cho 3 tàu quân sự tiến vào khu vực gần các đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi lấp trái phép trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông Carter lí giải rằng, Hoa Kỳ đang tiến hành những hoạt động có tính toàn cầu, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Bắc Kinh.
Vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, “cũng có nước” đưa ra những yêu cầu về chủ quyền tại Biển Đông, do đó, Hoa Kỳ cũng đưa ra sự thách thức tương tự như vậy đối với yêu cầu đó”.
Đối diện với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Carter ám chỉ việc Mỹ duy trì bảo đảm ổn định và an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương giống với việc nước này triển khai chính sách kiềm chế với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh 50 năm về trước.
Dư luận Trung Quốc cho rằng rất nhiều nhận định của Carter có vấn đề. Quan hệ Trung-Mỹ hiện nay thật sự không hề giống với quan hệ Xô-Mỹ trước kia, bối cảnh và kết cấu thời đại cũng đều khác nhau. Thời kỳ đó là chiến tranh lạnh, thế giới đang chia làm 2 cực, còn giờ đây thời kỳ hội nhập, xu thế toàn cầu hóa đang thống trị.
So sánh về mối quan hệ, Trung-Mỹ tuy có mâu thuẫn và vẫn đang tiếp tục gia tăng, nhưng hợp tác giữa hai bên là rộng rãi, lợi ích đan xen nhau, so với mối quan hệ Mỹ-Xô trước đây thì kết cấu của mối quan hệ Trung-Mỹ hiện nay phức tạp hơn nhiều.
Vừa qua, phó viện trưởng Học viện Quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh đã có bình luận trên tờ “Thời báo Hoàn cầu” rằng, những tuyên bố của ông Carter không phải là tiếng nói chung của người Mỹ, mà là tiếng nói của Lầu Năm Góc.
Học giả Trung Quốc tự tin sẽ đánh bại Mỹ và bước lên đỉnh cao thế giới |
Kim Xán Vinh cho rằng châu Á-Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất toàn cầu, nó có liên quan đến tiền đồ của nền kinh tế Mỹ, thêm vào là sự trỗi dậy của Trung Quốc, cho nên đây sẽ là khu vực hoạt động của các nước mạnh nhất.
Do đó, Mỹ đã phải chuyển trọng tâm chiến lược từ châu Âu sang châu Á-Thái Bình Dương, dịch chuyển cán cân lực lượng từ Đại Tây Dương về Thái Bình Dương, tập trung về khu vực châu Á tới 60% binh lực hải quân và không quân.
Tuy nhiên, học giả Bắc Kinh cho rằng, nếu đối kháng lâu dài với Trung Quốc, Mỹ sẽ thất bại. Điều này không chỉ thể hiện ở những chỉ số so sánh về sức mạnh quân sự mà còn ở tiềm lực huy động quốc phòng, cùng với thực lực hiện tại và tiềm năng phát triển của nền kinh tế.
Xét về qui mô, dân số Trung Quốc có gần 1,5 tỷ người, lớn hơn tổng dân số của cả hai nước có ngành công nghiệp đi đầu thế giới là Mỹ và Anh.
Tung Quốc hiện là nền kinh tế thứ 2 thế giới (chỉ sau Mỹ) nhưng vẫn đang phát triển trong khi Mỹ và Anh đã qua giai đoạn cực thịnh và bước sang ngưỡng thoái trào. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh cao công nghiệp hóa của nhân loại.
Giới học giả Bắc Kinh tự tin cho rằng, 25 năm trước, Washington đã chiến thắng Moscow cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế, dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết nhưng trong thời đại ngày nay, Mỹ sẽ không thể làm được như thế với Trung Quốc.