Sunday, January 12, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTừ tờ rơi đến mua quảng cáo - Chiêu cuối của TQ

Từ tờ rơi đến mua quảng cáo – Chiêu cuối của TQ

Dường như Trung Quốc đang rất “bí” trong nỗ lực chống lại vụ kiện biển Đông, đến nỗi họ phải… mua quảng cáo trên các báo nước ngoài để tuyên truyền cho chính sách của Bắc Kinh.

BRP Sierre Madre, chiến hạm mắc cạn từ năm 1999 được Philippines sử dụng như 1 “tiền đồn” chống Trung Quốc. (Ảnh: The Asahi Shimbun)

Mua quảng cáo trên báo quốc tế để… tuyên truyền về biển Đông

Vụ phát tờ rơi bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore cuối tuần qua là hành động lộ liễu của Trung Quốc nhằm lôi kéo sự ủng hộ của dư luận quốc tế trong vấn đề biển Đông.

Đó chỉ là một trong những động thái nằm trong “chiến dịch” vận động hành lang rầm rộ của Trung Quốc khi nước này cố gắng chống lại một phán quyết bất lợi từ Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện biển Đông.

Hôm 23/5, dư luận quốc tế có phần “bất ngờ” khi phát hiện một bài viết không bình thường trên trang quảng cáo của tờ Globe and Mail (Canada).

Đặc biệt, dù nằm trong phần quảng cáo nhưng nội dung bài viết này được cho là “thể hiện tiếng nói của chính phủ Trung Quốc” khi cáo buộc việc Manila khởi kiện yêu sách chủ quyền “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh áp đặt trên biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế.

Dù vậy, nội dung bài viết không hề đề cập đến các hành động của Trung Quốc trên biển Đông đang vấp phải sự phản đối từ dư luận quốc tế và bị cho là nhân tố gây bất ổn trong khu vực.

Theo trang Quartz, phía Trung Quốc đã chi ra trên 7.700 USD để đăng bài báo trên.

Bài báo trên Globle and Mail chỉ là một trong hàng loạt “bài viết bất thường” xuất hiện ở mục quảng cáo của các tờ báo và tạp chí lớn trên toàn thế giới.

Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) hôm 6/6 cho hay, việc thuê trang quảng cáo để đăng các bài xã luận, phân tích về vấn đề biển Đông đang được chính sứ quán Trung Quốc tại nhiều quốc gia thao túng thực hiện.

Hôm 27/05/2016, tờ báo lớn của Pháp là Le Figaro đã đăng tải cả một phụ trang với nội dung bằng tiếng Pháp do tờ China Daily của Trung Quốc chịu trách nhiệm. Bài viết ở trang đầu có tiêu đề “Biển Đông, vấn đề nguyên tắc của Bắc Kinh”.

Trong đó, các giọng điệu quen thuộc mà Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố thời gian qua đã được nhắc đi nhắc lại, như việc Philippines kiện Bắc Kinh là phi pháp, hay “lập trường về biển Đông của Trung Quốc được hơn 40 nước ủng hộ”…

Chiêu cuối của TQ: Mua quảng cáo để... xuyên tạc về biển Đông - Ảnh 1.

 Bài viết của Trung Quốc chỉ trích vụ kiện của Philippines trên trang quảng cáo của tờ Globe and Mail. (Ảnh: Quartz)

Quan chức ngoại giao Trung Quốc đồng loạt “tấn công”

Song song với các trang quảng cáo, Bắc Kinh cũng cho các đại sứ của mình “đăng đàn” để lôi kéo dư luận quốc gia sở tại và tuyên truyền lập trường của nước này.

Một vài trường hợp có thể kể đến là Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh sau khi đăng tải bài viết “Ai gây ra căng thẳng ở biển Đông?” đăng trên tờ Financial Times, đã tiếp tục tổ chức buổi diễn thuyết tại Sở nghiên cứu chiến lược quốc tế London với chủ đề “Trung Quốc là sức mạnh kiên định gìn giữ hòa bình và ổn định ở biển Đông”.

Đại sứ Trung Quốc tại Malpes Vương Phúc Khang đăng bài viết “Sự thật về vụ kiện biển Đông” trên báo chí nước này.

Đại sứ Trung Quốc tại Romania Từ Phi Hồng gửi bài “Bạn có hiểu về biển Đông?” trên tờ Chân lý, một báo lớn của Romania.

Đại sứ Trung Quốc tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) Thường Hoa tung bài “Vụ kiện biển Đông của Philippines vi phạm pháp lý quốc tế”, đăng trên tờ Khaleej Times.

Không khó nhận thấy, những bài viết hay diễn thuyết của các quan chức này có luận điệu không khác gì những “bài quảng cáo” nêu trên, với mục đích xuyên tạc sự thật, đánh lạc hướng nhận thức của dư luận về vụ kiện biển Đông.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Biển Đông và Trung Quốc tại Đại Học Maine (Mỹ) trả lời phỏng vấn RFI, gọi chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh là “rầm rộ”, “thô thiển”, cố tình “lấp liếm sự thật” và “sắp xếp lại sự kiện”…

Chiêu cuối của TQ: Mua quảng cáo để... xuyên tạc về biển Đông - Ảnh 2.

 Tài liệu bằng tiếng Hoa xuyên tạc về vấn đề biển Đông được đoàn Trung Quốc phân phát bên lề Đối thoại Shangri-La. (Ảnh: Twitter)

Theo Quartz, Bắc Kinh dường như đang cố gắng tận dụng bất kỳ biện pháp nào khả thi, kết hợp vận động hành lang với phương án ngoại giao và cả đe dọa về quân sự trên biển Đông, nhằm đối phó vụ kiện ở PCA.

Trang này đánh giá cách làm của Trung Quốc là đơn điệu và “dễ đoán” khi tung một loạt bài viết trên các phương tiện truyền thông nhà nước để củng cố lập trường, và mỗi bài viết đều dẫn lời một hoặc vài chuyên gia “quen mặt” giải thích “vì sao Bắc Kinh đúng”.

Đại sứ Lưu Hiểu Minh kể trên là một nhân vật nổi bật được hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã dẫn lời trong các bài viết thời gian qua.

Gần đây, Bắc Kinh cũng tổ chức phi pháp một “đại nhạc hội” với sự góp mặt của ngôi sao quân đội Tống Tổ Anh trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tại đây, Trung Quốc cũng đã xây dựng trái phép các sân tennis, đường chạy, sân bóng rổ cùng căn cứ quân sự và đường băng phục vụ máy bay quân sự cũng như dân sự, cảng nước sâu phục vụ tàu chiến.

RELATED ARTICLES

Tin mới