Saturday, April 20, 2024
Trang chủĐàm luậnTrung Quốc với “mối quan hệ nước lớn kiểu mới”

Trung Quốc với “mối quan hệ nước lớn kiểu mới”

Trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ, ông Tập đã tuyên bố Mỹ và Trung Quốc cần phải hợp tác để xây dựng một mô hình quan hệ nước lớn mới. Quan hệ ấy dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi…

Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc hội đàm tại Nhà Trắng ngày 25-9- 2015

“Mối quan hệ nước  lớn kiểu mới” là khái niệm được đưa ra trong một tài liệu do Trường Đảng Trung ương phát hành vào năm 2005.  Khái niệm này ít khi xuất hiện trong các văn kiện chính thức của Bắc Kinh. Phải đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, tháng 11-2012, thời điểm ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng bí thư, “mối quan hệ nước lớn kiểu mới” mới chính thức được đưa vào văn kiện. Trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ, ông Tập đã tuyên bố Mỹ và Trung Quốc cần phải hợp tác để xây dựng một mô hình quan hệ nước lớn mới. Quan hệ ấy dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi, vì lợi ích của người dân Trung Quốc, Mỹ và các dân tộc khác trên thế giới.

Thế rồi, trong Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung, vào tháng 7-2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chẳng hề úp mở, cho rằng, ông đã  nghe từ phía Trung Quốc thuật ngữ “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới”, nhưng   khái niệm này cần được định nghĩa bằng hành động chứ không phải dùng lời có cánh cốt đẹp lòng nhau. Ba tháng sau, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Washington, tiếp tục trao đổi với ông Kerry về việc thúc đẩy quan hệ nước lớn kiểu mới. Trong chuyến thăm Bắc Kinh tham dự hội nghị APEC sau đó,  Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh, quan hệ nước lớn kiểu mới không phải cứ đơn giản là khái niệm.  Mỹ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để biến nó thành hành động. Đáp lại, ông Tập cụ thể thêm một bước, mối quan hệ này được thể hiện ở chỗ: “không xung đột hay đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác hai bên cùng có lợi”. Xem ra vẫn rối như gà mắc tóc. Vẫn là đầy những lời tốt đẹp, nhưng hành động tốt thì không hề biến chuyển một xăng-ti-mét.Trong khi Washington quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề nóng bỏng trước mắt, thì Bắc Kinh lại quá chăm chú với “đại cục”.

Cái đại cục ấy thiên hạ đã biết tỏng từ lâu. Họ là vị chúa trở mặt. Biểu hiện gần đây nhất là tại Đối thoại Shangri-La, ngày 27-5, thái độ kệch cỡm,  nói lấy được của ông   Đô đốc Tôn Kiến Quốc, đại diện của đoàn Trung Quốc. Ông ta tuyên bố Bắc Kinh “không gây ra rắc rối nhưng không sợ rắc rối”, đồng thời yêu cầu các nước khác “không chỉ tay vào Trung Quốc”. Tại sao đang cao giọng tuyên bố xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới lại nói giọng mấy bà hàng tôm, hàng cá ngoài chợ giời như thế?   Điều đó thêm một lần khẳng định, trước sau Trung Quốc chỉ làm theo ý mình, phá hoại các nguyên tắc quốc tế. Cách hành xử như vậy không những không phù hợp, mà còn hoàn toàn trái ngược với xu thế phát triển theo kỳ vọng của khu vựcASEAN, hoàn toàn không thể tạo ra cục diện hợp tác cùng có lợi. Những hành động đó chỉ khiến cho Trung Quốc sẽ tạo ra một bức Trường thành tự cô lập mình. Quan chức cấp cao nhất của các nước đồng minh, đối tác và không liên kết ở khu vực xung quanh sẽ công khai tỏ thái độ  đối với  sự leo thang dày đặc ở Biển Đông, mà gần đây nhất là việc Trung Quốc công bố sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), rồi cho xây dựng trại chăn nuôi lợn, bệnh viện trên Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung lần thứ 8, từ ngày 6 đến 7/6, là diễn đàn cuối cùng diễn ra trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, tranh chấp ở Biển Đông trở thành tâm điểm căng thẳng khiến đôi bên không thể tìm ra tiếng nói chung.Các quan điểm đưa ra thể hiện rõ sự bất đồng rất lớn giữa chính quyền Tổng thống Obama và Chính phủ Trung Quốc. Người ta đặt câu hỏi, liệu rồi Washington sẵn lòng tìm kiếm giải pháp tới mức nào? Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?

 Rõ ràng thay vì hành xử theo các luật lệ, chuẩn mựccủa các cường quốc   thì Trung Quốc lại  phá vỡ luật lệ quốc tế và hành xử như những “đứa trẻ to xác”. Dường như họ đã chuẩn bị rất kỹ với màn công kích của Mỹ, như lời bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: “Trung Quốc không vui vẻ gì với Chiến tranh Lạnh dưới bất cứ hình thức nào. Nhưng Trung Quốc không phải sợ gì, thậm chí chắc chắn sẽ kiên quyết đáp trả đối với bất cứ hành động nào đe dọa hoặc làm tổn hại đến (cái gọi là) chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”. Đi liền những tuyên bố, họ gia tăng vận động các nước ủng hộ họ trong vấn đề Biển Đông, liên tục công bố “ngày càng nhiều nước ủng hộ” lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Với các nước ASEAN, Trung Quốc tranh thử mua chuộc bằng sự ủng hộ về kinh tế, và ít nhiều họ cũng đã tìm được những tiếng nói, như từ phía ông Thủ tướng Campuchia  Hor Namhon, đề nghị nên đàm phán song phương, và rằng Trung Quốc là nước lớn, cư xử đàng hoàng (!).

Những hành động trắng trợn của Bắc Kinh khiến dư luận thế giới không thể chấp nhận. Trước sau dù tuyên bố xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới hay kiểu gì hơn cả mới (?) Trung Quốc  cũng không giấu nổi một tư tưởng chỉ đạo đã thấm vào máu của người Tàu: Một tư tưởng  chỉ đạo: Chủ nghĩa đại dân tộc; một chính sách: ích kỷ dân tộc; một mục tiêu chiến lược: chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn.

Và điều này nữa, khi Trung Quốc và Mỹ đều tham vọng bá chủ thế giới, thì dù  có cao giọng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau theo quan hệ nước lớn kiểu gì chăng nữa, họ cũng không dễ gì nhượng bộ nhau. Mới nhất là tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung lần thứ 8. Mâu thuẫn đã tới đỉnh điểm. Ô hô, các ông thầy càng khéo ngụy trang, càng lòi cái đuôi muốn làm cha thiên hạ!

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới