Saturday, January 11, 2025
Trang chủQuân sựTQ tất thất bại nếu liều gây chiến với Mỹ

TQ tất thất bại nếu liều gây chiến với Mỹ

Những cuộc tuần biển trên mặt nước và trên không phận Biển Đông đã vấp phải sự phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung có thể bùng phát thành cuộc chiến tranh (giới hạn khu vực, giới hạn thời gian, giới hạn vũ khí). PLA có những điểm yếu gì khiến Trung Quốc không thể thắng.

Hãy không mổ xẻ từ ngữ gây hoang mang như cuộc chiến tranh Mỹ-Trung Quốc sẽ mở ra địa ngục trần gian. Có thể sẽ bắt đầu Thế chiến III. Hàng triệu hoặc hàng tỷ người sẽ bị thiêu đốt nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng trong một cuộc xung đột. Nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ – đó là những gì sẽ xảy ra khi các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu chiến tranh.

Rất may là còn rất xa mới có thể xảy ra tình huống này. Tuy nhiên, mối đe dọa của một cuộc xung đột như vậy vẫn tồn tại do có rất nhiều những khác biệt trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Bỏ qua những nguy cơ đe dọa từ IS, Ukraina, Syria hoặc bất cứ điểm nóng nào. Mối quan hệ Mỹ – Trung dù vẫn bình yên hay căng thẳng vẫn là thách thức quan trọng nhất của thời đại. Trong giai đoạn này.

Thời gian gần đây, trên các trang truyền thông đại chúng đưa ra các bài viết so sánh tương quan lực lượng, khả năng hai bên trong một cuộc chiến tiềm năng và chứng minh rằng bằng cách nào đó Trung Quốc có thể gây thiệt hại lớn cho Mỹ và lực lượng đồng minh trong một cuộc chiến tranh giới hạn hẹp, ví dụ như ở biển Đông và biển Hoa Đông hoặc một cuộc xung đột phi hạt nhân.

Sau hơn hai mươi năm tăng trưởng kinh tế với các khoản đầu tư quy mô lớn, PLA không còn là một quân đội hạng ba, chỉ có thể tiến hành các đòn tấn công đơn giản mà đã trở thành  bộ máy quân sự mạnh thứ hai hành tinh. Trọng tâm của sức mạnh này là hệ thống vũ khí theo học thuyết chống xâm nhập / khu vực chống tiếp cận (A2 / AD), Trung Quốc dường như đang phát triển các phương tiện chiến tranh cần thiết để sẵn sàng cho một cuộc xung đột có thể với Mỹ. Phương châm của Bắc Kinh giai đoạn này: chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

Thực tế cần nghiên cứu những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi tiến hành một cuộc xung đột chống Mỹ – trên một quy mô rộng, từ thượng tầng kiến trúc xuống dưới, phân loại thực tế các cách tiếp cận.

Trong khi Bắc Kinh chắc chắn rằng PLA có được những phương tiện cần thiết trong  một cuộc chiến tranh với Mỹ, những thách thức Trung Quốc phải đối mặt trong cuộc xung đột rất nhiều – phần lớn trong số đó khá cơ bản.

Trung Quốc sẽ phải tiến hành cuộc chiến tranh chống lại sức mạnh quân sự hàng đầu trên hành tinh –  một số người cho rằng đây là cỗ máy chiến tranh nguy hiểm nhất mọi thời đại. Có những lý do cơ bản quan trọng và thuyết phục cho thấy Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến dưới bất cứ hình thức nào.

Lực lượng quân sự Trung Quốc có thực sự mạnh?

Lực lượng PLA thực sự mạnh, Bắc Kinh tiếp tục sản xuất hàng loạt các loại vũ khí công nghệ cao cho chiến tranh như sản xuất xúc xích. Trung Quốc những hệ thống tên lửa “sát thủ tàu sân bay” . PLA cũng bắt đầu đóng hàng không mẫu hạm, chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, phát triển nhiều loại tên lửa hành trình, đóng các tàu ngầm hạt nhân và diesel điện có độ ồn rất thấp, sản xuất máy bay không người lái, chế tạo tên lửa, ngư lôi, thủy lôi hiện đại vv .

Nếu cuộc chiến tranh với Mỹ bùng phát, Bắc Kinh có thể sử dụng tất cả những phương tiện chiến tranh? Câu trả lời đơn giản: tất nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ triển khai tất cả lực lượng quân sự và vũ khí trang bị công nghệ cao để hình thành sức mạnh tổng hợp ngăn chặn và đánh trả quân đội Mỹ.

Nhưng làm thế nào để có thể vận hành tất cả vũ khí trang thiết bị hiện đại trong tình huống một cuộc chiến tranh dữ dội và ác liệt công nghệ cao? PLA có thể đồng bộ hóa và mạng hóa lượng vũ khí trang bị hiện đại khổng lồ này?

Bắc Kinh đang phát triển một lực lượng quân sự đẳng cấp thế giới, nhưng những người lính PLA có thể khai thác sử dụng các loại vũ khí trang thiết bị hiện đại này thành thạo? Trung Quốc bằng cách nào có thể huấn luyện được lực lượng tốt nhất? Có thể có lực lượng quân đội tốt nhất thế giới, nhưng sẽ không thể nào sử dụng tốt sức mạnh này, nếu không có tư tưởng chiến lược tầm cỡ quốc tế.

Có thể đó là sự thực viển vông, nhưng không hẳn như vậy. Ian Easton trong bài viết Dự án năm 2049, đăng tải trên trang The Diplomat,  nhận định về những khả năng có thể, bản chất và sứ mệnh của PLA, những điều chắc chắn không phải là những gì có ở nước Mỹ:

Tình trạng của “phần mềm” (huấn luyện quân sự và sẵn sàng chiến đấu) thực sự đáng kinh ngạc. Trong một cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu mùa hè năm 2012, một đơn vị chiến lược của PLA, quá căng thẳng khu phải thực hiện nhiệm vụ xử lý các đầu đạn hạt nhân trong một khu hầm ngầm, phải dành thời gian cho chiếu phim và hát karaoke trong tình huống mô phỏng chiến tranh hạt nhân kéo dài 15 ngày đêm để giảm áp lực.Tthực tế là đến ngày thứ chín của cuộc diễn tập, một “đoàn văn công quân đội” được đưa vào căn cứ bí mật để làm cho những người lính đỡ căng thẳng…

Trong những năm gần đây,  Bắc Kinh nỗ lực tuyên truyền trên quy mô lớn nhằm thuyết phục thế giới, PLA là một lực lượng quân sự đáng được tôn trọng, nhưng quốc tế thường quên Trung Quốc thậm chí không có một quân đội chuyên nghiệp.

PLA, không giống như các lực lượng vũ trang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và những quốc gia khác trong khu vực, theo chuẩn mực chung không phải là một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp.

Đây là một “đội quân cách mạng Trung Quốc”, lực lượng vũ trang của nền chuyên chính lãnh đạo đất nước mà trong đó, sự lãnh đạo chỉ huy thực hiện thông qua ý chí chính trị.

Tương tự như vậy, tất cả các quyết định quan trọng trong quân đội Trung Quốc được thực hiện bởi ý chí chính trị cầm quyền, không phải của những tư duy chiến lược chiến dịch trên mặt trận địa chính trị. Điều này rất thích hợp với một đội quân địa phương, chiến đấu trên lãnh thổ đất nước mình, nhưng không phù hợp với một tư duy thống trị hoặc áp đặt quyền lực lên một vùng lãnh thổ quốc tế nào đó.

Với một lực lượng thiếu chuyên nghiệp, bằng cách nào PLA có thể phản ứng chớp nhoáng với tình huống (Một điều kiện rất cần thiết để đưa ra quyết định nhanh chóng khi các quả bom bắt đầu rơi, tên lửa bắt đầu cất cánh) trong một cuộc chiến tranh với Mỹ? Đây thực sự là một thách thức đối với Trung Quốc.

Có thể, cuộc diễn tập năm 2012 chỉ là một trường hợp riêng lẻ, nhưng cơ cấu tổ chức của PLA như một công cụ của nền chuyên chính là một thực tế khách quan rất quan trọng. Bản chất vấn đề này đóng vai trò quyết định thành bại trong cuộc chiến với một một cỗ máy quân sự khổng lồ và đáng sợ nhất hành tinh.

Bắc Kinh có thể lãnh đạo PLA chiến đấu trong mô hình liên quân?

Không có cách nào tốt hơn để tổ chức một lực lượng vũ trang hiện đại có sức mạnh hủy diệt lớn giành được thắng lợi là phương án tác chiến chiến lược “Liên quân “. Tác chiến chiến lược liên quân được hiểu là trong cùng một hệ thống “Chia sẻ thông tin tình báo và điều hành cuộc chiến bằng phương pháp liên kết phối hợp các lực lượng đồng minh trên nhiều lĩnh vực (trên không, trên biển, dưới biển, không gian vũ trụ, không gian mạng và bộ binh) là cách tốt nhất để đạt được các mục đích quân sự và gia tăng sức mạnh binh lực. Đây cũng là một thực tế chiến đấu mà Mỹ và nhiều cường quốc khác dành nhiều thời gian, nhân lực và nguồn lực nhằm đạt được sự liên kết phối hợp Liên quân này.

Để có thể đối đầu với Mỹ, Trung Quốc cũng đang nỗ lực vươn tới mục tiêu liên kết phối hợp các quân binh chủng trong một không gian chiến trường rộng mở.

Bằng cách nào Bắc Kinh có thể tiến hành một chiến dịch phối hợp quân binh chủng quy mô lớn chống kẻ thù – đặc biệt là tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ và đồng minh? Nhiều chuyên gia nghi ngờ khả năng này.

Trong một báo cáo mới đây của Công ty phân tích quân sự  RAND có tựa đề “Tiến trình hiện đại hóa quân sự không đầy đủ của Trung Quốc”, tác giả đưa ra một số nghi ngờ nghiêm trọng khi nói đến khả năng liên kết phối hợp quân binh chủng của PLA:

Nhiều nhà chiến lược Trung Quốc nhận định, PLA không có khả năng tiến hành các hoạt động quân sự  có tích hợp lực lượng ở cấp độ cần thiết phải đạt được. Đây chính là vấn đề trung tâm mà quân đội Trung Quốc phải đối mặt nếu mong muốn triển khai sức mạnh chiến đấu ngoài biên giới đất liền.

Các chuyên gia Trung Quốc cũng làm rõ một số nhược điểm quan trọng của PLA trong lĩnh vực liên kết phối hợp, từ đó cho thấy vẫn còn một khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và quân đội các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ.

Trong nội dung của nhiều bài viết, các tác giả của những nghiên cứu này thảo luận về vấn đề đào tạo, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu:

Những ấn phẩm của PLA làm nổi bật sự thiếu hụt liên tục trong quá trình đào tạo, huấn luyện chiến đấu,  dù hàng năm, PLA đều nỗ lực cho quá trình đào tạo sát thực tế chiến đấu hơn và hướng tới việc giải quyết những thiếu sót và cải thiện khả năng tác chiến liên kết phối hợp trên chiến trường không gian mở.

Ngoài ra, những ấn phẩm được PLA xuất bản cũng chỉ ra những  thách thức dai dẳng trong quá trình  hỗ trợ chiến đấu và hậu cần kỹ thuật phục vụ chiến đấu theo chức năng và lực lượng. Những ấn phẩm phân tích, thảo luận cho thấy những thiếu sót thường xuyên trong hậu cần và khả năng bảo trì  bảo dưỡng kém. Những nhược điểm này cũng xuất hiện trong các bản báo cáo công khai của PLA và các bài báo.

PLA có thể đổi mới?

Trong công nghệ quân sự, duy trì vị trí dẫn đầu là điều kiện  then chốt giành thắng lời. Mỹ dường như thường xuyên có những đột phá công nghệ quốc phòng từ thời kỳ này sang giai đoạn khác.

Một vấn đề mang tầm chiến lược đối với Trung Quốc là liệu nền công nghiệp quốc phòng của quốc gia này có thể duy trì được cường độ cao trong các cuộc đua công nghệ hiện đại.

Cụ thể hơn, liệu Bắc Kinh có thể phát triển các hệ thống quân sự tiên tiến của riêng mình? Đây có thể là thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc trong thời gian dài (10-20 năm tiếp theo) trong nguy cơ xung đột tiềm năng với Mỹ.

Trung Quốc có cả một hồ sơ các lần copy không có bản quyền thiết kế nhiều hệ thống chiến đấu tốt nhất thế giới. Và Trung Quốc cũng đạt được rất nhiều từ việc sao chép các loại vũ khí trang bị, nhưng ngay cả một bản sao cũng cần phải lần ngược lại ý tưởng thiết kế và điều đó không dễ dàng.

Một bản sao sản phẩm quân sự không có bản quyền sẽ khiến PLA chiến đấu không hiệu quả. Trong những thập kỷ tới Bắc Kinh phát triển nhiều nhất thế giới vũ khí, trang thiết bị quân sự và các hệ thống quân sự  phức tạp khác cho phép họ có thể tự chủ, đơn cử như các động cơ máy bay phản lực, nhưng PLA không thành công nhiều – những sản phẩm này hoàn toàn không dễ dàng sản xuất với độ chính xác mong đợi nhất và Trung Quốc đang vật lộn với những khó khăn về ý tưởng công nghệ quân sự có nguồn gốc bản địa.

Trung Quốc cũng cần phải hành động có hiệu quả hơn trong việc duy trì bảo dưỡng  và cải thiện trang thiết bị lên được đẳng cấp thế giới trong điều kiện tồi tệ của cuộc chiến tranh. Trong khi Trung Quốc không thể thay thế, đổi mới và giữ vị thế đứng đầu trong lĩnh vực phát triển công nghiệp quốc phòng theo hình thức đi lên, sẵn sàng chịu đựng và trả giá cho một cuộc chiến tranh với Mỹ trong tương lai. Chỉ có thời gian mới có thể biết khi nào Bắc Kinh có thể vượt qua các khó khăn công nghệ.

Cuộc chiến tranh cuối cùng mà Trung Quốc thực hiện là cuộc chiến 1979

Cách tốt nhất để có thể làm tốt ở bất cứ điều gì là đi ra ngoài và thực hiện công việc – thực hiện công việc đó thật nhiều ần. Thách thức rất lớn đối với Trung Quốc là thiếu kinh nghiệm tiến hành một cuộc chiến tranh. Trung Quốc hoàn toàn không có kinh nghiệm tiến hành một cuộc chiến tranh ngoài biên giới nước mình. PLA tiến hành cuộc chiến tranh lớn cuối cùng khoảng 1 tháng với Việt Nam năm 1979.

Đến thời điểm này, những kinh nghiệm chiến đấu của ba mươi lăm năm trước không thể là nền tảng cho một cuộc chiến tranh thành công chống lại Mỹ.

Trong cuộc xung đột, có ít hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu có thể hình thành một số rào cản quan trọng đối với Trung Quốc. Washington có thể tiến hành bất kỳ cuộc xung đột nào với Bắc Kinh và chắc chắn sẽ có một lợi thế quyết định khi tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang trong mọi quy mô có thể.

Từ sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã tham gia chiến đấu trên hai mươi lăm năm qua mà không có học thuyết quân sự A2 / AD. Những cuộc chiến trong vài thập kỷ cho phép quân đội Mỹ có khả năng kiểm tra hệ thống vũ khí trang thiết bị, binh lực và chiến thuật mới, xác định được những nhược điểm của vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, hệ thống liên kết phối hợp, có những điều chỉnh quan trọng cho các kịch bản chiến tranh trong tương lai.

Điển hình như việc Mỹ không nhất thiết phải đưa F-22 vào Syria, nhưng cơ hội nghiên cứu về chiến trường và có được kinh nghiệm hoạt động tác chiến có tầm quan trọng sống còn và đó là lý do chính để làm như vậy. Kinh nghiệm chiến đấu là một lợi thế lớn trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc.

Liệu quân đội Mỹ có thể thất bại?

Cách tốt nhất để tiếp cận một vấn đề là nhìn nhận vấn đề đó từ nhiều góc độ,  không chỉ từ kịch bản điển hình của một cuộc tiến công, phản kích. Những điểm yếu thực sự của các đối thủ khác nhau là gì khi tiến hành một cuộc chiến chống lại một kẻ thù hiện đại và được xác định là có một vị thế nhất định?

Đây chỉ là một số những thách thức cơ bản mà Trung Quốc phải đối mặt trong một cuộc chiến với Mỹ, nhưng cũng cho thấy rõ một vấn đề lớn hơn rất nhiều, đã hình thành một lực lượng quân sự lớn (ít nhất là trên giấy) có thể đe dọa được Mỹ.

Những phân tích đã nêu không có nghĩa là Trung Quốc không thể làm điều đó, Bắc Kinh có thể gây thiệt hại lớn cho các lực lượng Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến có giới hạn hẹp, thậm chí có thể giành chiến thắng phụ thuộc vào tình hình. Nhưng Mỹ có một lợi thế khởi đầu cho một cuộc chiến và quân đội Mỹ có thể giành được thắng lợi.

Harry J. Kazianis là biên tập viên tờ RealClearDefense, một thành viên của nhóm RealClearPolitics . Ông Kazianis cũng là thành viên cao cấp Chính sách quốc phòng của Trung tâm Lợi ích quốc gia và là thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Trung Quốc. Ông là cựu biên tập viên điều hành tờ báo The National Interest và cựu biên tập của The Diplomat.

RELATED ARTICLES

Tin mới