Thursday, March 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiSingapore có về phe Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông?

Singapore có về phe Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông?

Singapore thay đổi lập trường về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông không phải là chuyện dễ dàng.

Singapore được đánh giá là “thành phố đẳng cấp thế giới” hàng đầu châu Á.

Mới đây, báo Hoàn Cầu của Trung Quốc có đăng bài viết với tựa đề “Singapore nên hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông”. Theo đó, tác giả Chen Jiulin hi vọng Singapore “sẽ ngừng dựa hơi Mỹ để kiềm chế Trung Quốc”.

Tuy nhiên, ông Cheng Bifan, thuộc Học viện khoa học Xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh cho rằng: Singapore rất khó để thay đổi lập trường của mình về vấn đề này.

Singapore đã rơi vào tình trạng bế tắc khi buộc phải tách khỏi Malaysia vào tháng 8, 1965. May mắn là Đảng Hành động Nhân dân đã đưa ra một chiến lược phát triển sống còn, biến Singapore thành một “thành phố đẳng cấp thế giới”.

Nói một cách đơn giản, chiến lược này đã lợi dụng điều kiện và vị trí địa lý của Singapore để thu hút nguồn vốn từ các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, tạo điều kiện cho họ đầu tư vào Singapore. Bằng cách đó, phương Tây không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh cho nước này.

Theo ông Lý Quang Diệu, động thái này được gọi là “chiến lược cân bằng quyền lực”. Đầu những năm 70, Lý Quang Diệu từng nói rõ rằng “cân bằng quyền lực” không có nghĩa là 2 bên “ngang sức ngang tài” đối đầu với nhau, mà là xác lập một “trạng thái ổn định”.

Thời điểm đó, khái niệm “Pax Americana” đã tồn tại. “Pax Americana” trong tiếng Latin là “Hòa bình Mỹ”. Cụm từ này được dùng để nói tới nền hòa bình có được nhờ ảnh hưởng của Mỹ.

An ninh của Singapore chủ yếu dựa vào Mỹ. Thực ra, trong mắt Lý Quang Diệu, “cân bằng quyền lực” đồng nghĩa với vị thế bá chủ của Mỹ.

Suốt một thời gian dài sau khi Singapore giành được độc lập, “chiến lược cân bằng quyền lực” của nước này chủ yếu để đề phòng các nước láng giềng thù địch.

Sau khi Trung Quốc “mở rộng vòng tay”, Singapore đã có một mối quan hệ được xem là tốt đẹp với Bắc Kinh và là một nước nổi bật trong cộng đồng ASEAN đang nỗ lực thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc.

Nhưng khi chúng ta bước vào thế kỷ 21 với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Singapore đã phần nào hưởng lợi từ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.

Nhiều người cho rằng cách hành xử của Singapore là một kiểu hoài nghi và e ngại thường thấy ở các nước nhỏ khi đứng trước các nước lớn. Vì thế, đây không phải là điều đáng ngạc nhiên. Nhưng đâu mới là quan điểm thực sự của Singapore về vấn đề biển Đông?

Theo ông Cheng Bifan:

Thứ nhất, lãnh đạo và các nhà nghiên cứu Singapore đã nhiều lần ám chỉ một điều: Trung Quốc sẽ gây hấn khi trở nên quyền lực.

Trong số họ, Lý Quang Diệu từng nói, cái tên “Trung Quốc” nghĩa là vương quốc trung tâm. Và đó là điều khiến các quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á lo ngại. Họ lo ngại Trung Quốc sẽ nuôi dã tâm xác lập vị trí bá vương như hàng nghìn năm trước.

Vì phần lớn dân Singapore là người Hoa, cộng đồng quốc tế đã nhầm tưởng Singapore hiểu biết hơn về Trung Quốc. Quan điểm trên khá sai lầm.

Thứ hai, Singapore không phải là đồng minh quân sự chính thức của Mỹ, nhưng nước này không ngần ngại cho phép Mỹ đưa tàu chiến tới căn cứ hải quân Changi, và gần đây, triển khai máy bay do thám P-8.

Quyết định này đã biến Singapore thành cơ sở để Mỹ kiềm chế, cản trở Trung Quốc, nhưng thực ra, nước này nhiều khi còn lo lắng hơn Mỹ.

Thứ ba, Singapore không chỉ đứng ở phía bên kia trong vấn đề Biển Đông mà còn có xu hướng nghiêng sang Nhật Bản trong tranh chấp trên Biển Hoa Đông.

Khi tới thăm Nhật Bản vào tháng 8/2013, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nói “dù là đảo Senkaku/Điếu Ngư hay các đảo trên Biển Đông”, nếu Bắc Kinh sử dụng vũ lực, nước này sẽ thua cuộc trên phương diện danh dự và vị thế trên trường quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới