Saturday, January 11, 2025
Trang chủThâm cung bí sửSinh viên Trung Quốc bật khóc khi biết sự kiện Thiên An...

Sinh viên Trung Quốc bật khóc khi biết sự kiện Thiên An Môn 1989 là thật

Nữ giáo sư Hà Hiểu Thanh, người gốc Hoa giảng dạy tại Đại học Harvard, đã nghiên cứu về phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 hơn chục năm qua. Năm 2010, cô mở khóa học về sự kiện này tại Harvard và được nhiều người khen ngợi. Gần đây, khi trả lời phỏng vấn của New York Times cô đã kể, một số du học sinh Trung Quốc khi mới tham gia khóa học còn có thành kiến bảo thủ, nhưng cuối cùng phải thừa nhận sự thật, thậm chí có bạn sau khi hiểu ra đã bật khóc.

Cô Hà Hiểu Thanh (giữa), nữ giáo sư gốc Trung Quốc giảng dạy tại Đại học Harvard dẫn sinh viên đến thư viện Yenching của Harvard tìm đọc tài liệu về sự kiện Thiên An Môn. (Ảnh: Website Harvard)

Sinh viên Mỹ hào hứng tìm hiểu nhiều việc “kỳ quái” quanh sự kiện Thiên An Môn

Giáo sư Hà cho biết, số sinh viên đăng ký tham gia khóa học vượt xa so với dự kiến khiến cô bất ngờ. Khi hỏi sinh viên vì sao hứng thú với đề tài này, có người trả lời rằng khi cậu ấy đến Trung Quốc du lịch, hướng dẫn viên đã nhắc nhở có 3 chữ “T” không nên nói ở đây, đó là Đài Loan, Tây Tạng và Thiên An Môn (Taiwan, Tibet, Tiananmen).

Một sinh viên gốc Hoa sinh ra và lớn lên ở Canada cho biết, hàng năm đều được nghe báo chí nhắc đến “Thiên An Môn”, “4/6”, nhưng cậu không biết đó là gì. Trong một lần có dịp cùng du lịch đến Trung Quốc với bố mẹ, lại chứng kiến cảnh khách du lịch và hướng dẫn viên tranh cãi gay gắt về Thiên An Môn, cậu không hiểu, cảm thấy họ cùng là “người Trung Quốc”, tại sao lại bị kích động như thế vì một sự kiện lịch sử chung mà không ai chịu nhường ai.

Một số học sinh trung học Mỹ từng được nhà trường tổ chức cho đi học hè tại Trung Quốc, được sống cùng với những bạn đồng trang lứa tại đó. Khi nói đến sinh viên Trung Quốc, các bạn đã nêu ra những vấn đề khá hay trong đó một người nói: “Họ cũng thích chơi bóng rổ và trò chơi điện tử như chúng ta, nhưng tại sao họ không quan tâm về bí ẩn “người xe tăng”?” Một người khác nói, những người bạn Trung Quốc của bạn ấy đều thông minh, được hưởng thụ giáo dục rất tốt, nhưng tại sao người ta lại cho rằng tố chất người Trung Quốc kém nên không thể có dân chủ? Đó chẳng phải quan điểm kỳ thị chủng tộc hay sao?

Sau khi hiểu rõ sự thật về sự kiện, sinh viên Trung Quốc bật khóc

Giáo sư Hà Hiểu Thanh cho biết, du học sinh Trung Quốc tại Harvard không nhiều, nhưng trong số sinh viên đến học bồi dưỡng hè có nhiều người Trung Quốc (cả sinh viên và học sinh trung học). Có người chưa từng nghe nói đến sự kiện Thiên An Môn, có người vừa nghe đã lập tức lên tiếng bênh vực chính quyền Trung Quốc.

Một sinh viên Trung Quốc từng chất vấn giáo sư Hà và yêu cầu không nên thay đổi quan điểm của cô ấy. Tuy nhiên khi nhớ lại cảnh sinh viên Phương Chính bị xe tăng cán nát đôi chân thì cô này lại thấy xúc động. Buổi học cuối cùng, cô ấy đã đứng lên phát biểu cảm thấy xấu hổ vì suy nghĩ của mình trước đây. Cô đã gọi điện thoại về Trung Quốc ép mẹ kể cho nghe sự thật về sự kiện Thiên An Môn. Khi đó mẹ cô cũng có tham gia và là người chứng kiến toàn bộ sự kiện lịch sử này. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ kể sự thật cho con gái.

Một sinh viên sau khi học xong đã bật khóc nói “Tôi lớn thế này tại sao xưa nay chưa có ai kể cho tôi biết ở ngay nơi tôi sinh ra và lớn lên đã xảy ra một câu chuyện như thế?” Kết quả viết bài luận sau khóa học của sinh viên này đạt loại xuất sắc.

Giáo sư Hà Hiểu Thanh nói, tự do thông tin và tự do ngôn luận vô cùng quan trọng. Sự kiện Thiên An Môn không chỉ là vấn đề chính trị mà còn là vấn đề “nhân tính”, khi nào người ta còn tính người thì việc hiểu những sự thật lịch sử này sẽ làm người ta phải xúc động.

Lịch sử bị méo mó làm mọi thứ khác cũng méo mó

Cô Hà nói, nhiều bạn trẻ Trung Quốc Đại Lục ngày nay không hiểu nhiều về sự kiện Thiên An Môn, hoặc họ không quan tâm, hoặc những ai nói sự thật ra có thể bị “tẩy chay”, một suy nghĩ rất sai lầm. Thái độ của “Hồng vệ binh” thời đại mới vào hơn chục năm trước khiến cô vô cùng khó hiểu. Cô không biết rằng, vì khi không có sự phân biệt giữa khái niệm “nước” và “Đảng” thì việc phê bình chính quyền thì bị xem là“làm nhục Trung Quốc, làm nhục người dân Trung Quốc”. Vào thập niên 80 thế kỷ 20, khi đó ở Trung Quốc, yêu nước là phải góp ý phê bình nhà nước, nhưng sau khi đẩy mạnh cải cách thì yêu nước trở thành phải bênh vực cho nhà nước, phê bình nhà nước nghĩa là “bán nước”, vì sao lại thay đổi như thế?

Qua tìm hiểu cô nhận thấy, sau sự kiện Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc muốn chứng minh “tính hợp pháp” của nó nên phải hợp lý hóa việc đàn áp, đồng thời vì không muốn để cho chuyện kháng nghị tái diễn nên đã xây dựng cái gọi là “giáo dục chủ nghĩa yêu nước” trong thanh thiếu niên để “tẩy não” họ.

Cô Hà Hiểu Thanh cho rằng, ký ức tập thể về những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước có quan hệ mật thiết đối với vấn đề dân chủ hóa đất nước và chủ nghĩa dân tộc. Qua những sự kiện này mà người ta xây dựng được quan điểm rõ ràng về đạo đức, từ đó khơi dậy ý thức trách nhiệm của mọi người đối với quốc gia. Khi lịch sử bị méo mó thì nhiều bình diện khác của con người trong xã hội cũng bị méo mó.

RELATED ARTICLES

Tin mới