Tuesday, November 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMâu thuẫn nội bộ của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Mâu thuẫn nội bộ của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Bên trong nội bộ Trung Quốc có những quan điểm trái chiều cách tiếp cận vấn đề Biển Đông dù hầu đều ủng hộ việc xây dựng, cải tạo đảo nhân tạo trái phép.

Ảnh minh họa.

Theo Foreign Policy, Trung Quốc hiện không bày tỏ lập trường rõ ràng về những gì nước này đang cố gắng đạt được ở Biển Đông. Bởi bên trong nội bộ Trung Quốc đang thể hiện rõ 3 trường phái khác nhau mà không trường phái nào hoàn toàn vượt trội trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc.

Từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị hay các nhà chỉ huy quân sự như Đô đốc Sun Jianguo đều tuyên bố, các đảo nhân đạo trái phép ở Biển Đông thuộc chủ quyền của nước này. Và do vậy, Trung Quốc có quyền theo đuổi biện pháp bảo vệ chủ quyền, triển khai quân sự trên đảo với lý do phòng vệ.

Tuy nhiên, tuyên bố này không được các nước ASEAN chấp nhận. Trong khi quan chức Mỹ cho rằng, Trung Quốc muốn quân sự hóa khu vực, hay thậm chí là thực hiện mưu đồ bá chủ.

Trên thực tế, ngay cả trong nội bộ Trung Quốc cũng không rõ liệu nước này mong muốn gì ở Biển Đông. Hiện có 3 trường phái tư tưởng chính bao trùm giới học giả Trung Quốc về chính sách trong khu vực. Hiểu sâu hơn về các trường phái này có thể sẽ giúp làm rõ hướng đi của Trung Quốc trong tương lai.

Những người theo trường phái hiện thực tin rằng Trung Quốc không cần phải thay đổi chính sách ở Biển Đông. Họ nhận ra những mặt tiêu cực về ngoại giao hay uy tín nhưng không có xu hướng thay đổi vì sự hiện diện của Trung Quốc cũng như năng lực của nước này mạnh mẽ hơn hình ảnh ở nước ngoài.

Niềm tin của họ được củng cố thông qua các yếu tố quyết định chính trị quốc tế như danh tiếng, hình ảnh và luật pháp quốc tế. Họ cho rằng thời gian đang nghiêng về Trung Quốc, miễn là bắc Kinh có thể kiểm soát được tình hình. Quan điểm này chiếm đa số trong việc Trung Quốc đưa ra quyết định về Biển Đông.

Theo quan điểm của những học giả theo chủ nghĩa hiện thực, họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia Trung Quốc bằng cách củng cố sự hiện diện của nước này ở Biển Đông. Nhưng họ không có phương án cho những đảo nhân đạo trái phép mới được xây dựng.

Liệu Bắc Kinh có tăng cường triển khai khí tài quân sự trên đảo, bao gồm cả các vũ khí tấn công hay những vũ khí phòng thủ đã là đủ. Những người thực tế mong muốn sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng không rõ rằng sức mạnh đến mức nào là hợp lý.

Trong khi đó, các nhà phân tích chính trị, các học giả theo trường phái cứng rắn ở Trung Quốc lại muốn trả lời những câu hỏi mà những người theo trường phái hiện thực để ngỏ.

Họ cho rằng, Trung Quốc không những tăng cường hiện diện tại các đảo nhân tạo trái phép mà còn phải tiếp tục mở rộng lãnh thổ, quân sự ở Biển Đông.

Các hoạt động này bao gồm cải tạo các đảo thành căn cứ quân sự, cố gắng kiểm soát thêm lãnh thổ ở Biển Đông hoặc bằng một cách nào đó, có thể biến “đường 9 đoạn” phi pháp thành vùng ranh giới lãnh thổ, chiếm trọn hầu hết Biển Đông.

Những học giả theo trường phái này không quan tâm đến phản ứng của cộng đồng quốc tế mà chỉ tập trung vào lợi ích của Trung Quốc.

Có thể thấy những thông tin về việc Trung Quốc tuyên bố 90% Biển Đông đã phản ảnh quan điểm này, và chỉ ở bên trong nội bộ Trung Quốc. Trường phái này không chiếm đa số trong những quyết định cấp cap. Những người theo trường phái này thường là các quan chức quân đội hoặc cơ quan thực thi pháp luật cùa chính phủ.

Những người theo đường lối cứng rắn cũng xuất hiện trong công chúng Trung Quốc, dựa trên cảm xúc mà không phân tích rõ các lợi ích thiệt hơn.

Nhóm thứ ba, theo quan điểm ôn hòa tin rằng, đây là thời điểm cần thiết để Trung Quốc làm rõ chính sách và mục đích ở Biển Đông. Những người này nhận ra những tuyên bố mơ hồ của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ càng khiến thế giới ngờ vực.

Họ chỉ trích chính phủ vì đã không tích cực trao đổi thông tin một cách hiệu quả với thế giới bên ngoài. Việc không thể đưa ra lý do chính đáng cho việc xây đảo nhân đảo trái phép là lý do khiến cộng đồng quốc tế ngờ vực hơn là cảm thông với hành động của Trung Quốc.

Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc, theo các nhà ôn hòa là việc Bắc Kinh không có chiến lược rõ ràng và hiệu quả ở Biển Đông.

Mặc dù 3 trường phái này có sự khác biệt rõ rệt nhưng đều chia sẻ yếu tố quan trọng, về việc xây đảo nhân tạo trái phép. Theo Foregin Policy, không có một học giả và quan chức chính phủ Trung Quốc nào nói việc xây đảo là một sai lầm.

Họ bày tỏ quan điểm khác nhau về hoạt động xây dựng, về những hậu quả nhưng đều tin rằng đó là điều mà Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ làm.

Lý do cũng trải rộng từ việc cung cấp cơ sở vật chất tốt hơn cho các binh sĩ Trung Quốc đóng quân ở Biển Đông hay Bắc Kinh cần phải khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ hơn, để đối trọng với các quốc gia khác trong khu vực.

Foreign Policy cho rằng, tình hình trong khu vực chỉ có thể ổn định nếu Trung Quốc làm rõ mục đích chiến lược của mình. Cho đến nay, không một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào trả lời chính xác cho câu hỏi này.

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và ASEAN nên tạo điều kiện để Trung Quốc hình thành chính sách, theo hướng hòa giải và hợp tác. Về phần mình, Trung Quốc nên làm rõ mục đích với các nước láng giềng, cũng như Mỹ.

Một nhà ngoại giao Trung Quốc kỳ cựu từng nói, nền ngoại giao của Bắc kinh vẫn còn khá “non trẻ”, nhưng việc một Trung Quốc trỗi dậy sẽ cần phải sớm học cách để hành xử theo cách “người lớn” hơn.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới