Saturday, January 11, 2025
Trang chủThâm cung bí sửTrưởng ban tuyên giáo trung ương Trung Quốc Lưu Vân Sơn sắp...

Trưởng ban tuyên giáo trung ương Trung Quốc Lưu Vân Sơn sắp ngã ngựa?

Dường như có rất ít thay đổi trên mặt trận tuyên truyền ở Trung Quốc trong suốt 50 năm kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Văn hóa – các bài hát quá “đỏ” được hát tại Đại lễ đường Nhân dân hội trường chuyên tổ chức các nghi lễ có uy tín ở Bắc Kinh, các nhà phê bình thẳng thắn đối với chế độ cộng sản bị buộc phải im lặng, và nhà lãnh đạo Đảng có vẻ như đang thiết lập một sự sùng bái cá nhân.

Lưu Vân Sơn, trưởng Ban tuyên giáo Trung ương và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, tham dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 3, năm 2016. (Wang Zhao / AFP / Getty Images)

Tuy nhiên, cơ quan kỷ luật nội bộ của Đảng không hài lòng trước những nỗ lực gần đây của Lưu Vân Sơn, ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và là trưởng Ban tuyên giáo trung ương

Lãnh đạo Ban tuyên giáo rất thiếu nhận thức chính trị, ông Vương Hải Thần (Wang Haichen), người đứng đầu nhóm thanh tra kỷ luật, cho biết trong một báo cáo ngày 3 tháng 6. Việc điều tra kéo dài 2 tháng của nhóm thanh tra kỷ luật về những cây bút của Đảng, cũng đã phát hiện ra sự khác biệt giữa các chỉ thị của Trung ương Đảng và những gì mà Ban tuyên giáo thực hiện, đó là thực tiễn tuyển dụng không đạt yêu cầu, thiếu kiểm tra mạnh mẽ chống tham nhũng, và là một cơ quan hoạt động một cách quá hình thức và quan liêu.

Bản cáo trạng rõ ràng của ban nội chính của Đảng đối với Ban tuyên giáo là động thái mới nhất trong một loạt đòn phản công của Tập Cận Bình đối với Lưu Vân Sơn trong năm nay. Bản cáo trạng, những tin đồn và những diễn biến chính trị gần đây cho thấy rằng Tập Cận Bình đang tìm cách loại bỏ Lưu Vân Sơn trong một tương lai không xa.

Báo cáo ngày 3 tháng 6 là một báo hiệu rằng một “trận động đất chính trị khổng lồ” sẽ làm chao đảo ban lãnh đạo hàng đầu của Đảng, tờ BBC tiếng Trung đã viết trong bản tin thời sự của mình. “Lưu Vân Sơn, trở ngại chính trị đối với Tập Cận Bình, có thể sẽ sớm bị loại khỏi chức vụ của mình”.

“Đây là một tín hiệu cho thấy rằng giới lãnh đạo cao cấp Trung Quốc không hài lòng với công việc của Ban tuyên giáo, và rằng sẽ có điều chỉnh đối với Ban tuyên giáo”, tờ BBC đã viết trong bài báo, trích dẫn lời bình luận ở nước ngoài.

Ông Tập đã từng ở trong trạng thái khắc phục hậu quả của tin đồn kể từ khi những nỗ lực tuyên truyền tinh vi bêu xấu ông được thực hiện, bắt đầu vào khoảng tháng 2 năm nay.

Sau khi lễ hội đón mừng Tết nguyên đán hàng năm do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) tổ chức, hoàn toàn trở thành một xu hướng tuyên truyền, tôn vinh ông Tập, ông Tập đã công khai đến thăm và làm việc tại trụ sở chính của CCTV, Nhân dân Nhật báo, và Tân Hoa Xã, 3 cơ quan ngôn luận chính của chế độ Trung Quốc. Các nhà phân tích nói rằng chuyến đến thăm và làm việc này của ông Tập là một sự nỗ lực nhằm lấy lại quyền kiểm soát đối với các cây bút của Đảng .

Vào cuối tháng 2, các cơ quan chức năng kiểm soát Internet, thuộc Ban tuyên giáo, đã đóng một tài khoản truyền thông xã hội của nguyên trùm bất động sản Nhậm Chí Cường sau khi ông Nhậm đưa ra những nhận xét châm chọc, phản đối lại các chính sách của chế độ Trung Quốc. Các nhà chức trách internet cũng đã đưa ra một tuyên bố dài dòng, giải thích những chỉ trích của họ, một động thái bất thường khi đề nghị cần tiến hành một hành động nghiêm khắc chống lại ông Nhậm.

Các nhà quan sát nước ngoài đã đả kích kịch liệt ông Tập Cận Bình vì đã kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận. Nhưng cơ quan kỷ luật nội bộ của Đảng chỉ đơn thuần áp dụng lệnh quản chế một năm đối với ông Nhậm, một đảng viên, vào tháng 5. Hồi đầu tháng này, ông Nhậm lại phê bình và chỉ trích những công ty Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường tại một diễn đàn môi trường – mà không bị quở trách.

Nếu các động thái trên có thể được quy cho một sự căng thẳng qua lại giữa Tập Cận Bình và những nhân tố chống lại trong chính quyền của chính ông Tập, những kẻ thù của ông Tập dường như đã đi quá xa vào tháng trước. Theo gót cuộc Cách mạng Văn hóa – một buổi hòa nhạc có chủ đề được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân, hình ảnh ông Tập Cận Bình đã được đặt sát với hình ảnh của Mao Trạch Đông, ông Tập dường như đã bắt đầu tấn công.

Trong tháng 5, Diễn đàn Nhân dân, một phụ san của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, đã đăng nổi bật trên trang web của mình một cuộc khảo sát nhằm tìm cách giải thích về khái niệm “gaojihei”, một thuật ngữ của thời đại internet. Cụm từ này dùng để chỉ một cách thức tinh vi nhằm phá hoại danh tiếng của một ai đó bằng cách nguyền rủa họ với lời khen ngợi thái quá. Vài ngày sau đó, một blogger internet Trung Quốc, nổi tiếng vì xu nịnh ông Tập và hay tung ra những lời dân tộc chủ nghĩa với phong cách của Mao, đã bị kiểm duyệt.

Ông Tập thậm chí còn cấm Ban Tuyên giáo gọi ông là “Tập Đại Đại,” hoặc Bác Tập, theo tờ báo Hồng Kông Ming Pao , có thể bởi vì thuật ngữ, đặc biệt là khi sử dụng đến nỗi phát ngán, miêu tả ông Tập giống như hình ảnh ông Mao.

Có hai cách để hiểu các đòn phản công gần đây của Tập Cận Bình. Cách thứ nhất là ông Tập chỉ đơn giản là cố gắng ngăn chặn các đối thủ chính trị của mình hủy hoại ông bằng cách vẽ ông trong hình ảnh của Mao; Cách thứ hai là ông Tập không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nắm lấy quyền kiểm soát các cây bút của Đảng, kiểm soát lực lượng quân đội của Đảng, và duy trì một chiến dịch chống tham nhũng ‘nghiền nát’, chỉ đơn thuần là đi trước một bước trong ‘cuộc chiến sinh tử’ với phe phái của đối thủ trong Đảng.

Trưởng Ban tuyên giáo Lưu Vân Sơn được biết là một người trung thành với cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân. Trước khi ông Tập nắm quyền lực, Giang đã cho phép những người trung thành với mình trong Ban thường vụ Bộ chính trị – ví dụ như các phó chủ tịch quân ủy trung ương Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng , và trùm an ninh Chu Vĩnh Khang – có tiếng nói cuối cùng đối với mảng chính trị mà từng người nắm giữ. Đổi lại, những người trung thành với Giang cam kết sẽ bảo vệ người bảo trợ của mình vì nó cho phép sự tiếp nối của trật tự chính trị mà Giang đang giám sát.

Ông Tập tìm cách kiểm soát Đảng thực sự, và cách duy nhất để làm điều đó là đánh bật mối liên hệ quyền lực của ông Giang. Ông Tập đã thanh trừng nhiều đồng minh hàng đầu của Giang Trạch Dân, và chiếm lấy quyền kiểm soát đối với lực lượng quân đội của Đảng, thông qua một cuộc cải cách quân đội. Dường như mục tiêu tiếp theo sẽ là Ban tuyên giáo, một cơ quan quan trọng khác của Đảng.

Gần đây, các phương tiện truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài đã đăng các tin đồn rằng Lưu Vân Sơn có thể sẽ bị trừng trị và Ban tuyên giáo của ông ta sẽ bị cải tổ.

Vương Hỗ Trữ (Wang Huning) , một cố vấn tận tụy cho cả 3 nhà lãnh đạo Đảng, được cho là đã tập hợp 4 thành viên Bộ Chính trị khác, để yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra chống lại Lưu Vân Sơn, theo tạp chí chính trị Hồng Kông Tranh Minh (Chengming) . Ông Vương và những người khác cho rằng ông Lưu đã giám sát “các hoạt động có tính tổ chức bất thường” và đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.

Trong khi đó Minh Kính (Mingjing) , một tạp chí tiếng Trung Quốc, được biết đến với nhiều tin tức chính trị ở cấp cao, tuyên bố rằng Tập Cận Bình đang tìm cách tái cơ cấu, và thậm chí còn đổi tên Ban Tuyên giáo tại một hội nghị chính trị lãnh đạo quan trọng trong năm 2017.

Và theo những nguồn tin ở Trung Quốc, cơ quan kỷ luật nội bộ Đảng đã ra lệnh quản thúc Giang Miên Hằng, con trai lớn của Giang Trạch Dân, tại nhà. Động thái này là một phần của những động thái đã có từ lâu của Tập Cận Bình nhằm chống lại Giang Trạch Dân và những người trung thành với Giang.

Những tiến triển này, cùng với những lời chỉ trích công khai đối với Ban tuyên giáo, báo trước điểm gở cho Lưu Vân Sơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới