Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐiểm tinHệ quả của chính sách một con của TQ: Hai thế hệ...

Hệ quả của chính sách một con của TQ: Hai thế hệ gặm nhấm nỗi cô đơn

Năm 2014, số người sống đơn thân tại Trung Quốc lên tới 83 triệu người – hơn cả tổng dân số nước Đức. Một mặt, nhóm người này gây gánh nặng xã hội lên vai chính phủ. Mặt khác họ là một phần tất yếu trong quá trình chuyển đổi đến nền kinh tế định hướng phát triển nhờ tiêu dùng dịch vụ.

 

Tại căn phòng studio đắt tiền ở Bắc Kinh, Summer Liu – cô gái 26 tuổi đang nằm dài trên chiếc ghế sofa, hưởng thụ những giây phút thư giãn. Cùng lúc đó ở phía Đông thành phố Ký Ninh, Hu Jiying 81 tuổi vừa nằm trên chiếc giường trải đầy quần áo, khăn tắm và đồ ăn vừa lo lắng về khoản tiền thuốc phải trả.

Hai con người thuộc hai thế hệ, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng lại sống trong cùng một đất nước và cùng có một đặc điểm chung. Đó là sự cô đơn. Họ đều là hệ quả của quá trình tăng trưởng dân số nhanh đã làm phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống của Trung Quốc, gây ra gánh nặng xã hội cho chính phủ.

Tuy nhiên, độc thân là một phần tất yếu của nền kinh tế tăng trưởng nhờ tiêu dùng và dịch vụ.

Theo số liệu chính phủ cung cấp, năm 2014 Trung Quốc có 66 triệu hộ gia đình (tương đương với 15% tổng số hộ) chỉ có một thành viên; Trong khi năm 1990 con số này chỉ là 6%. Số liệu trên thực tế còn có thể lên tới 83 triệu hộ – nhiều hơn cả tổng dân số Đức. Theo Jean Yeung – giám đốc trung tâm nghiên cứu dân số và gia đình tại trường ĐH Quốc gia Singapore, dự kiến đến năm 2050 số hộ đơn thân tại Trung Quốc có thể lên tới 132 triệu hộ.

Yeung cho biết: “Xu thế sống độc thân sẽ chỉ tăng chứ không thể giảm trong vài thập kỷ tới do già hoá dân số, lượng dân nhập cư và tình trạng ly hôn vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều người chọn cách sống như vậy vì họ có điều kiện kinh tế cao hơn và muốn dành nhiều thời gian và không gian hơn cho bản thân. Do đó những người còn lại không có lựa chọn nào khác.”

Nhưng sống độc thân không chỉ là vấn đề xã hội. Nhóm người này đang ăn mòn cấu trúc kinh tế dựa trên cấu trúc gia đình truyền thống đã tồn tại ở Trung Quốc nhiều thế kỷ trước – giá trị Khổng giáo về lòng trung nghĩa và đạo làm con.

“Ngày càng có nhiều người sống độc thân, nhu cầu hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng lên.” Nicholas Eberstadt – nhà nhân khẩu học tại Viện doanh nghiệp Mỹ Washington nhận định. “Đó là một phần tất yếu trong quá trình chuyển đổi của Trung Quốc hướng đến nền kinh tế tăng trưởng nhờ tiêu dùng và dịch vụ.”


Thực tế có khoảng 83 triệu người dân Trung Quốc đang sống một mình.

Thực tế có khoảng 83 triệu người dân Trung Quốc đang sống một mình.

Số liệu đúc rút từ nhiều quốc gia phát triển cho thấy xu thế này ở Trung Quốc sẽ còn tiếp tục trong thời gian dài. Tại nước hàng xóm Nhật Bản, hơn 30% số hộ gia đình chỉ có một thành viên. ở Na Uy và Phần Lan, tỷ lệ này còn lên tới 40%.

Wang Feng – chuyên gia xã hội học tại ĐH California cho biết: “Số lượng hộ đơn thân tăng nhanh phản ánh bước chuyển đổi cơ bản nhất trong cấu trúc xã hội của Trung Quốc. Mô hình hộ gia đình có nhiều người sinh sống vẫn đang là đơn vị cơ sở để định hướng sản xuất – tiêu dùng, xã hội hoá cá nhân và duy trì hệ thống quyền lực chính trị cũng như bảo trợ xã hội.”

Quá trình phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống bắt đầu hình thành cùng với quy định sinh một con mới được dỡ bỏ năm ngoái. 3 thập kỷ về trước, hàng triệu người dân vùng nông thôn đã bắt đầu rời quê hương để lên thành phố tìm việc làm. Nhiều ông bà già phải sống trong tình cảnh cô đơn không có con cháu chăm sóc. Hiện nay ở Trung Quốc có khoảng 19 triệu ông bà già trên 65 tuổi phải sống một mình. Đến năm 2050, con số ấy còn dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 46 triệu người.

Người già cô đơn

Bà Hu Jiying (nhân vật người già cô đơn được nhắc đến từ đầu câu chuyện) có một anh con trai và một cô con gái. Cô con gái 56 tuổi của bà sống ở một vùng khác trong tỉnh Sơn Đông. Mặc dù cách chỗ con gái chỉ 2 giờ xe chạy nhưng chứng liệt hai chân khiến bà không thể đến thăm con gái thường xuyên. Bà đã chưa gặp con gái hơn một năm nay. Anh con trai của bà cũng sống tha hương và vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên anh cũng chỉ về thăm nhà 1 năm 1 lần.

“Làm sao để tôi không phải sống một mình.” Bà Hu than thở. Ngoài những sinh hoạt cá nhân, bà chỉ nằm dài trên chiếc giường cũ kỹ và xem TV. Đối với bà, việc thở đã là quá khó nhọc. Bà chia sẻ ước nguyện chỉ cần có ai đó sống bên cạnh mình.

Bà Hu nhận được 600 tệ/tháng (khoảng 91 USD) từ khoản trợ cấp chính phủ và tiêu hơn một nửa số đó vào tiền thuốc men.

Rất nhiều người già, đặc biệt ở vùng nông thôn không được nhận đủ dịch vụ bảo hiểm y tế và trợ cấp. 5 năm trước, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố mở rộng chương trình chăm sóc sức khoẻ vùng nông thôn, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng dành cho người nghỉ hưu đồng thời tăng hơn gấp ba lần số giường tại viện dưỡng lão. Trong đó, ngân sách được phân bổ riêng cho người nghèo là 10,8 tỷ NDT.

Mặc dù vậy nhưng chính phủ vẫn cần có nhiều trợ cấp hơn nữa. Chỉ có 9% số viện dưỡng lão tư nhân năm 2015 là hoạt động có lợi nhuận.

Người trẻ cô đơn

Ở phía bên kia của xã hội cô đơn là những thanh niên trẻ tuổi. Những người trẻ thuộc tầng lớp thu nhập trung bình chuyển ra ở riêng trước khi lập gia đình như cô Summer Liu ngày một nhiều.

Cuối năm 2010, trong tổng số người trong độ tuổi từ 25 đến 29 chưa lập gia đình có 36% là nam và 22% là nữ – gấp đôi số lượng năm 2000. Tại các thành phố, tỷ lệ phụ nữ chưa lập gia đình thậm chí còn cao hơn 30%.

Liu chia sẻ: “Tôi muốn chuyển ra ngoài sống riêng 1 hoặc 2 năm trước khi lập gia đình. Như vậy, tôi có thể làm được những gì mình thích.” Một năm trước, cô đã chuyển ra sống tại một căn hộ giá 6000 tệ/tháng.

Những người như cô Liu là động lực thúc đẩy tăng trưởng những ngành dịch vụ mới như gym hay ứng dụng điện thoại giao đồ ăn tối cho người độc thân Ele.com. Năm 2009, Ele.com được thành lập với sự hỗ trợ của Alibaba. Hiện nay công ty này trị giá 4,5 tỷ USD, hoạt động trên hơn 260 thành phố trên khắp cả nước với hơn 6.000 nhân viên.

RELATED ARTICLES

Tin mới