Ông Giang Trạch Dân, người đã ra lệnh đàn áp các học viên Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng từ họ, đã trở thành mục tiêu thanh trừng của lãnh đạo ĐCSTQ hiện thời Tập Cận Bình.
Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân tham dự phiên bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/11/2012. (Feng Li/Getty Images)
Ông Giang Trạch Dân đã bị lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc bắt đưa ra khỏi nhà riêng vào sáng sớm ngày 10/6, theo một nguồn tin trong đơn vị an ninh chuyên trách các quan chức cao cấp về hưu.
Ông Giang Trạch Dân được nhìn thấy lần cuối dưới sự giám sát của các sĩ quan quân đội cấp cao và cảnh sát mặc thường phục trong một căn cứ quân đội của Quân khu Bắc Kinh. Lệnh bắt giữ ông Giang được phê chuẩn trực tiếp từ cơ quan cao nhất trong quân đội và được thực hiện tuyệt mật, nguồn tin trên cho hay.
Nếu thông tin trên được chứng minh là chính xác, thì việc bắt giữ này là đỉnh điểm của cuộc chiến chống tham nhũng suốt hơn 3 năm qua nhằm nhổ tận gốc thế lực chính trị của ông Giang Trạch Dân.
Gần đây, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã nhắm vào những người gần gũi nhất với ông Giang. Con trai cả của ông Giang đã bị quản thúc, và đầu năm nay cơ quan kỷ luật trung ương ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc càn quét lớn ở Thượng Hải, vốn là thành trì quyền lực lâu năm của ông Giang, nhắm vào các tổ chức có quan hệ mật thiết với Giang và hai con trai ông ta. Cùng theo đó, những tay chân thân tín của Giang và bạn bè của họ đều không ngừng bị thanh trừng.
Bàn tay đẫm máu
Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho các lực lượng an ninh Trung Quốc phải “nhổ tận gốc” môn tu luyện Pháp Luân Công. Theo lời kể của nhiều nhân chứng là các học viên Pháp Luân Công, những người trực tiếp nghe được lệnh này của ông Giang, thì cảnh sát được chỉ thị phải thực thi chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thể xác” đối với các học viên Pháp Luân Công.
Khi Giang Trạch Dân nhận thấy các học viên này đều giữ vững đức tin của họ cho dù phải đối mặt với sự tra tấn và ngược đãi tàn bạo, ông ta đã nghĩ ra một phương pháp bức hại mới, gọi là “giải pháp cuối cùng.”
“Vào thời điểm đó, chính là chủ tịch Giang ra lệnh. Một chỉ thị được ban hành để bắt đầu việc này, việc cấy ghép nội tạng,” Bai Shuzhong, cựu Bộ trưởng Y tế, Tổng cục Hậu cần đã nói như vậy với điều tra viên về nhân quyền trong một cuộc điện thoại vào năm ngoái.
Ông Giang “đã ra chỉ thị… bán thận, ghép tạng,” ông Bai nhớ lại, và “sau khi chủ tịch Giang ban hành lệnh đó, tất cả chúng tôi đã làm rất nhiều việc để đàn áp Pháp Luân Công.”
Thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công là đỉnh cao tội ác của Giang Trạch Dân. Cuộc đàn áp đã tước quyền công dân và phỉ báng các học viên Pháp Luân Công, giam giữ họ trong hàng trăm ngàn bệnh viện ở Trung Quốc như là một nguồn cung cấp tạng sạch và ổn định để kiếm lời.
Tuy vậy, sau khi thực hiện việc này, ông Giang không thể buông bỏ quyền lực. Nếu bị kết tội ban hành lệnh giết chết hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu đồng bào của mình, thì ông ta có thể phải đối mặt với tội danh diệt chủng và tội ác chống lại loài người.
Nhưng nếu những người có bàn tay nhuốm máu vẫn nắm quyền lực, thì Giang Trạch Dân vẫn có thể hy vọng nhìn thấy Pháp Luân Công bị đàn áp, và ông ta có thể không bị trừng phạt với tội ác mà ông ta đã gây ra.
Vì vậy, Giang Trạch Dân đã thăng chức cho những ai ủng hộ việc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta đóng vai trò là ông trùm đứng đằng sau hậu trường để thao túng toàn bộ ĐCSTQ ngay cả khi đã nghỉ hưu, từ đó nắm toàn quyền kiểm soát tình hình chính trị ở Trung Quốc.
Thao túng chính trị
Giang Trạch Dân và phe cánh của ông ta đã hoàn toàn kiểm soát chính trường Trung Quốc trong suốt 10 năm lãnh đạo của người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Ông Hồ là người đứng đầu Bộ Chính trị và Ủy ban thường vụ Quốc hội, với những thành viên trong đó là những người trung thành với Giang Trạch Dân. Ví dụ, cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang và phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu đã trở thành trung tâm quyền lực hướng những người khác về phía họ.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hoa ngữ ở hải ngoại, thì lệnh và chỉ thị của ông Hồ Cẩm Đào thường không vượt ra khỏi cánh cửa Trung Nam Hải – trụ sở chính của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Bởi hầu như mọi hoạt động đều làm theo sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, trong mắt các nhà quan sát nước ngoài, ông Hồ Cẩm Đào biểu hiện với vẻ vụng về và gượng gạo.
Bởi ông Tập Cận Bình có vẻ giống ông Hồ Cẩm Đào – mềm dẻo và không nguy hiểm – nên Giang Trạch Dân đã đồng ý cho ông kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2012. Kế hoạch đưa ông Tập lên chỉ là tạm thời, cho đến khi Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh có thể lên nắm quyền.
Trong mắt của Giang Trạch Dân, Bạc Hy Lai là nhân vật hoàn hảo để lãnh đạo chính quyền nước này. Theo nhà báo lâu năm Trung Quốc Jiang Weiping, Giang Trạch Dân đã từng nói với Bạc Hy Lai rằng “Anh phải thể hiện sự cứng rắn của mình trong việc xử lý Pháp Luân Công… nó sẽ là vấn đề chính trị chính yếu của anh”. Theo trang Minghui.org (Minh Huệ), một trang web trực tiếp đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công: Trong nhiệm kỳ 5 năm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh, đã có hơn 700 trường hợp bức hại học viên Pháp Luân Công (do việc lấy thông tin ở bên ngoài Trung Quốc rất khó khăn nên con số thực tế có thể lớn hơn nhiều).
Vào đầu những năm 2000, Bạc Hy Lai là chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, thuộc đông bắc Trung Quốc, là nơi mà nhà điều tra Ethan Gutmann mô tả như là “tâm chấn” của nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.
Vào năm 2006, trong một vùng ngoại ô của thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, Thẩm Dương, các báo cáo đáng tin cậy đầu tiên về nạn mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công đã xuất hiện. Ngoài ra, việc nhựa hóa (một kỹ thuật ướp xác đặc biệt để bảo quản cơ thể người bằng cách thay thế chất dịch cơ thể bằng nhựa) nội tạng của các tử tù để bán hoặc trưng bày xuất hiện ngày càng nhiều ở Liêu Ninh trong giai đoạn Bạc Hy Lai nắm quyền.
Vương Lập Quân, đồng minh thân cận của Bạc, và là cựu cảnh sát trưởng tỉnh Trùng Khánh, sau khi không xin được tỵ nạn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, đã tiết lộ cho Trung ương Đảng biết kế hoạch đảo chính nhằm lật đổ lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình của Bạc và cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang.
Các tay chân thân tín của ông Giang đã buộc ông Tập phải rơi vào tình thế “một mất, một còn”. Và sau khi nhậm chức vào tháng 11/2012, ông Tập đã bắt đầu chiến dịch nhổ tận gốc thế lực chính trị của Giang Trạch Dân.
Tái tập trung quyền lực
Trong khi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình càn quét khắp các cơ quan chính trị của ĐCSTQ cũng như cả khối ngành kinh tế, hàng ngàn quan chức thuộc phe cánh chính trị của Giang Trạch Dân đã bị bắt.
Trong quá trình ông Tập tiêu diệt cơ cấu quyền lực của Giang Trạch Dân, người ta thấy nổi lên một mẫu số chung – rất nhiều trong số các quan chức chóp bu bị cơ quan kỷ luật nội bộ của Đảng điều tra, chẳng hạn ủy viên Bộ chính trị bị thất thế Bạc Hy Lai, đều đã từng có chính sách “cứng rắn khi xử lý vấn đề Pháp Luân Công”.
Lý Đông Sinh, cựu Thứ trưởng Bộ Công an và trưởng phòng 610, một tổ chức đặt trên pháp luật, thành lập vào ngày 10/6/1999, chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công, là một trong số những con hổ lớn đầu tiên ngã ngựa.
Tiếp theo trong cuộc thanh trừng là những nhân vật tưởng chừng “không thể động đến được”, chẳng hạn Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Lệnh Kế Hoạch – Trưởng ban Mặt trận Thống nhất, hay như Từ Hải Hậu và Quách Bá Hùng, hai cựu phó chủ tịch quân ủy Trung ương.
Đến gần cuối tháng 5/2016, truyền thông hải ngoại Trung Quốc thông báo một vụ bắt giữ các tay chân thân tín của hai tướng quân đội Trung Quốc từng dính líu chặt chẽ tới hoạt động đàn áp Pháp Luân Công.
Khi nhắm vào các mục tiêu là quan chức cấp cao, quân của ông Tập Cận Bình trước tiên cho bắt người một cách âm thầm bí mật, và chỉ đưa ra buộc tội khi thời điểm chín muồi. Nếu việc xử lý Giang Trạch Dân cũng tuân theo công thức này, thì việc buộc tội ông Giang có thể còn phải mất hàng tháng nữa.
Trung Quốc đang thay đổi
Cho đến thời điểm hiện tại, lợi ích chính trị của ông Tập Cận Bình đã đạt được bằng cách đánh ngã ngựa những người chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công. Tới khi ông Giang Trạch Dân thực sự bị truy tố, thì ông Tập sẽ đối mặt với quyết định cuối cùng – là có chấm dứt cuộc đàn áp này hay không.
Một lý do rõ ràng nhất mà ông Tập có thể sử dụng ngay lập tức để hạ bệ Giang Trạch Dân là tội ác bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công.
“Vấn đề Pháp Luân Công có thể được dùng để đánh hạ Giang Trạch Dân vì ông ta không thể trốn tránh trách nhiệm này”, Xin Ziling, một cựu quan chức quốc phòng có quan hệ với các quan chức chóp bu và có hiểu biết về vấn đề này nói.
“Về vấn đề Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân không được ai trong Đảng ủng hộ; không có ai trong Quốc Hội, cũng như trong Hội đồng Nhà nước đồng ý với ông ta”, ông Xin nhấn mạnh. “Ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho chuyện này”.
Liệu ông Tập Cận Bình có chấm dứt cuộc bức hại diệt chủng với Pháp Luân Công hay không thì chưa rõ, nhưng đã có các tín hiệu cho thấy ông phản đối cuộc đàn áp này.
Vào tháng 1/2014, ông Tập cho đóng cửa các trại lao động cưỡng bức, những cơ sở chủ chốt được dùng để bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Dưới thời lãnh đạo của ông Tập, cơ quan tư pháp cao nhất của Trung Quốc đã chấp nhận hơn 200.000 đơn khiếu nại hình sự của các học viên Pháp Luân Công kiện Giang Trạch Dân. Trong khi đó, vào thời ông Giang còn lãnh đạo, 2 học viên đệ đơn kiện ông này đã bị tra tấn dã man, một người cuối cùng đã chết vì bị thương nặng.
Khi Cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh bị bắt, vai trò của ông này là giám đốc phòng 610 được công bố công khai. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh chính thức thừa nhận, bằng một thái độ rõ ràng không né tránh, sự tồn tại của tổ chức đứng ngoài pháp luật này.
Các vụ bắt giữ hay truy tố những thành viên cốt cán hoặc gia đình của các quan chức trong mạng lưới quyền lực của Giang Trạch Dân dường như được thông báo vào đúng ngày hoặc sát các ngày có ý nghĩa quan trọng đối với Pháp Luân Công.
Ví dụ, ông trùm an ninh Chu Vĩnh Khang bị truy tố vào ngày 11/6 năm ngoái, trong khi Giang Trạch Dân được cho là bị bắt đưa khỏi nhà vào ngày 10/6 vừa rồi – chính là ngày được lấy để đặt tên Phòng 610 khét tiếng.
Hồi tháng 4 năm nay, ông Tập Cận Bình đã thực hiện 3 động thái hòa giải vào sát ngày và trùng với ngày 25/4, ngày mà vào năm 1999, Giang Trạch Dân công bố trước Bộ Chính trị ý định đàn áp Pháp Luân Công của mình, sau khi cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của 10.000 học viên Pháp Luân Công diễn ra tại Bắc Kinh.
Một khi quyền lực của phe phái Giang Trạch Dân chấm dứt, Trung Quốc sẽ bước vào một thời đại mới. Khi đó ông Tập Cận Bình có thể tự do lựa chọn đường đi cho mình. Nếu ông Tập chọn kết thúc cuộc bức hại Pháp Luân Công, thì đó sẽ là khởi đầu của những sự thay đổi rất lớn về mọi phương diện của toàn xã hội, và khi đó người dân Trung Quốc sẽ thực sự được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, một quyền lợi cơ bản của loài người.
Comments are closed.