Thursday, December 26, 2024
Trang chủĐiểm tinNga 'trả đũa' vụ tàu Mỹ cắt mặt trên Địa Trung Hải

Nga ‘trả đũa’ vụ tàu Mỹ cắt mặt trên Địa Trung Hải

Khi vụ lùm xùm giữa chiến hạm Nga-Mỹ hôm 17/6 trên Địa Trung Hải chưa có hồi kết, hàng không mẫu hạm Mỹ tiếp tục bị tàu Nga áp sát bất thường.

Chiến hạm Yaroslav Mudryy của Nga.

Trang Navy Times dẫn nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, hôm 30/6, tàu khu trục Yaroslav Mudryy số hiệu 777 của Nga đã tiến hành “theo dõi” nhóm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ khi chúng đang thực hiện sứ mệnh quân sự tiêu diệt IS ở Iraq và Syria.

Hải quân Mỹ cho biết trong một thông báo: “Khu trục hạm Yaroslav Mudryy đã thực hiện áp sát tàu tuần dương San Jacinto – đóng vai trò tàu chỉ huy phòng không của nhóm tàu sân bay – ở khoảng cách hơn 130 m, hành động có thể nói là bất thường, không an toàn và không chuyên nghiệp”.

Khi tình thực hiện áp sát, trên boong tàu Nga lúc đó có khoảng 10 nhân viên quân sự cùng một số loại vũ khí không xác định. Ngay khi áp sát, tàu Yaroslav Mudryy phát cảnh báo “không được vượt qua mũi tàu của chúng tôi”.

Một đại diện của Hải quân Mỹ cho biết cảnh báo của Nga “không phù hợp với tinh thần thỏa thuận giải quyết những sự cố trên biển”. Đây là thỏa thuận ký kết giữa Moscow và Washington nhằm hóa giải các sự cố bất ngờ tương tự.

Vị đại diện này cho biết thêm, tàu tuần dương Mỹ “không cảm thấy bị tàu FF-777 đe dọa” nhưng hành động của tàu Nga có thể gây nguy hiểm và đi ngược lại quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm COLREGS.

Được biết, đây là diễn biến mới trên liên quan đến chiến hạm Nga – Mỹ khi hoạt động tại Địa Trung Hải trong những ngày gần đây, và đây có thể được coi là hành động trả đũa của Nga nhằm vào Mỹ sau khi Moscow cáo buộc tàu của Washington chạy cắt mặt chiếc Yaroslav Mudryy hôm 17/6 cũng trên vùng biển này.

Theo clip, tàu chiến Nga Yaroslav (số hiệu 777) đang di chuyển ở phía Đông Địa Trung Hải (được cho là gần Hy Lạp) thì khu trục hạm Mỹ Gravely tăng tốc áp sát bên mạn trái, có lúc ở khoảng cách 60 – 70 m, rồi sau đó chạy cắt ngang mũi tàu Nga ở khoảng cách “nguy hiểm”180 m với tốc độ cao, gây ra các đợt sóng lớn.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, tàu Gravely đang hộ tống tàu sân bay USS Harry S. Truman, và lúc đó tàu hộ tống Nga ở cách tàu sân bay Mỹ đến 9 km.

Nga 'tra dua' vu tau My cat mat tren Dia Trung Hai

Tình huống gây tranh cãi giữa tàu Nga – Mỹ trên Địa Trung Hải hôm 17/6.

Phía Nga cũng cáo buộc Mỹ thường rêu rao rằng máy bay và tàu chiến Nga có những hành động thiếu chuyên nghiệp và nguy hiểm khi áp sát máy bay và tàu chiến Mỹ, nhưng vụ này cho thấy Mỹ cũng chẳng chuyên nghiệp!Phía Nga nói rằng hành vi của tàu chiến Mỹ là gây nguy hiểm cho tàu Nga, vi phạm các quy tắc quốc tế về phòng tránh va chạm trên biển khi chạy áp sát và cắt ngang mũi tàu; cũng như vi phạm thoả thuận liên chính phủ Mỹ – Liên Xô hồi năm 1972 về phòng tránh tai nạn trên biển và trên không.

Báo Navy Times của Mỹ ngày 28/6 sau đó cho biết một quan chức quốc phòng Mỹ tố ngược rằng chính tàu Nga mới gây nguy hiểm cho tàu Gravely khi cố tình áp sát tàu này và tàu sân bay USS Harry S. Truman trên Địa Trung Hải. Tàu chiến Nga đã đeo bám nhóm tàu sân bay Mỹ nhiều ngày.

Quan chức này cũng khẳng định tàu Gravely phải tăng tốc để tránh tàu Nga đeo bám sau khi phát tín hiệu và liên lạc với tàu Nga, chứ không có chuyện “áp sát”, “chạy cắt ngang mũi” như clip của Nga mô tả.

“Khi tàu Gravely thay đổi hướng và tăng tốc độ, tàu 777 cũng đổi hướng và tăng tốc độ theo. Hành động này chứng minh rằng tàu 777 không bị hạn chế trong khả năng cơ động, và đã cố ý phát đi tín hiệu quốc tế sai”, quan chức Mỹ nói với Navy Times.

RELATED ARTICLES

Tin mới