Friday, November 15, 2024
Trang chủĐiểm tinLào chấp bút dự thảo tuyên bố chung về tranh chấp Biển...

Lào chấp bút dự thảo tuyên bố chung về tranh chấp Biển Đông

Ngoại trưởng các nước trong khu vực đang chuẩn bị kêu gọi tất cả các bên tăng nỗ lực để hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông khi họ nhóm họp tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vào cuối tháng 7 tại Lào – nguồn tin ngoại giao cho hãng tin Kyodo biết

Các nhà ngoại giao hàng đầu từ các nước thành viên ASEAN sẽ nhóm họp trong sự kiện này, cùng với hơn một chục nước khác, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Hội nghị được dự kiến sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì ổn định trong vùng biển khu vực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, một dự thảo tuyên bố mà nguồn tin Kyodo tiếp cận được cho biết.

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm nay diễn ra vào một thời điểm đặc biệt tế nhị. Sự kiện sẽ diễn ra chỉ hai tuần sau khi Toà Trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện mà trong đó Philippines thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Dự thảo tuyên bố mới nhất của của người chủ trì hội nghị dự kiến được đưa ra sau khi cuộc họp nhóm vào ngày 26.7.

Dự thảo được cho là sẽ tuyên bố rằng hội nghị “đã lưu ý” về những quan ngại mà “một số ngoại trưởng” lên tiếng về các tuyên bố của Trung Quốc và các diễn biến khác trên Biển Đông.

Tuy nhiên, dự thảo sẽ không đề cập và gọi tên bất kỳ quốc gia nào nêu ‘quan ngại’ – theo các nguồn tin từ ASEAN mà Kyodo biết được.

Dự thảo được Lào, nước Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay, chấp bút.

Đây là khối mười quốc gia ở khu vực mà trong đó có một số thành viên có quan hệ gần gũi với Trung Quốc. Phản ánh tính thân cận của các thành viên này với Trung Quốc, dự thảo được cho là cũng sẽ nói rằng các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nên được các “quốc gia liên quan” giải quyết thông qua biện pháp hòa bình.

Trung Quốc đưa ra lập trường cho rằng các tranh chấp nên được giải quyết mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ hoặc can thiệp nào từ các bên không tuyên bố chủ quyền.

Theo đó, Trung Quốc nhiều lần nói rằng Tòa án trọng tài thường trực ở The Hague không có thẩm quyền đối với vụ kiện mà Philippines đệ đơn vào năm 2013. Và Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ không chấp nhận và không tôn trọng phán quyết mà tòa án sắp đưa ra vào ngày 12.7 tới.

Trong lúc nhiều chuyên gia dự đoán rằng phán quyết này sẽ bất lợi cho Trung Quốc, hành động pháp lý của Philippines đã nhận được sự ủng hộ của Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, các nước xem vụ kiện như một bước tiến trong việc giải quyết bất đồng thông qua luật pháp quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới