Một tháng trước phán quyết về vụ kiện của Philippine đối với yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, một nhóm người Philippine (và một người Mỹ) đã tự nhận lãnh trách nhiệm và dựng cờ Philippine trên bãi cạn Scarborough.
Sau khi mang thành công cờ Philippine lên bãi đá cạn Scarborough, thành viên của Hannah John dương cờ của Philippine và Liên Hợp Quốc vào ngày 13 tháng 6 năm 2016
trên vùng biển phía Tây Philippine ngoài khơi bãi cạn Scarborough. (Kalayann Atin Ito)
Buổi sáng ngày 13 tháng 6, một con thuyền đánh cá bằng gỗ 2 động cơ dài hơn 27m mang tên Hannah John mang theo 15 thành viên của nhóm Kalayann Atin Ito , dịch ra có nghĩa là “Đây là tự do của chúng tôi,” tiến đến vùng lân cận bãi cạn. Đi cùng với họ là Tiến sĩ Anders Corr. Nhà phát hành của Tạp chí Rủi ro Chính trị (Journal of Political Risk), ông Corr đã viết rất nhiều về các điểm nóng trong cuộc xung đột ở Biển Đông.
Khi thuyền Hannah John đến, một tàu tuần duyên cao tốc Trung Quốc lớn hơn nhiều ngay lập tức ngăn chặn chiếc tàu đánh cá không có khả năng phòng vệ này.
Trong một cảnh tượng [như trong] phim ảnh Hollywood, thân tàu bằng thép lớn của tàu Trung Quốc hướng mũi tàu về phía tàu đánh cá bằng gỗ, như là đang chơi trò chơi con gà trên nước.
“Nó là điên loạn. Nó là một khoảnh khắc đáng sợ cho tất cả mọi người trên thuyền, bao gồm cả tôi”, Tiến sĩ Corr cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Khi chúng tôi nhìn thấy tàu của Trung Quốc tiến về phía chúng tôi, tôi kêu gọi mọi người mặc áo phao vào. Một người đàn ông bò xuống thân tàu và lôi ra một bọc lớn áo pháo ngay khi tàu Trung Quốc chuyển hướng ra xa. Ông cho biết thêm với giọng nói hứng khởi trong khi hồi tưởng lại vụ việc chạm trán.
Đi cùng với tàu cao tốc mà đã tính lao vào họ là một tàu cao tốc khác, một chiếc thuyền cỡ vừa và hai chiếc thuyền truy đuổi.
Cả nhóm đã không nản chí. Năm người trong số họ mặc đồ bơi và áo phao, cầm lấy cờ Philippine và bơi về phía bãi cạn.
Hai chiếc thuyền truy đuổi với động cơ gắn ngoài thân tàu đã ngăn chặn ba người bơi và trong hơn nửa giờ tiếp theo chơi trò chơi nguy hiểm hù dọa họ.
Ông Corr thuật lại cách mà trong rất nhiều lần một trong những động cơ ngoài của tàu Trung Quốc lái chân vịt động cơ tới chỉ cách hơn nửa mét để uy hiếp những người bơi vốn chỉ được bảo vệ bởi áo phao mà họ đang mặc.
Do vậy nhóm ba người biến thành mồi nhử. Trong khi những chiếc thuyền Trung Quốc tập trung vào quấy rối họ, Mariel Ipan – 25 tuổi và Andresito Villato – 34 tuổi đã có thể bơi tới bãi cạn. Đối với Mariel, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời cô bơi ở vùng nước sâu và cách bờ biển 125 dặm ngoài khơi.
Bãi đá cạn nửa chìm nữa nổi khi triều cường. Với vóc dáng nhỏ nhắn, Mariel không thể đứng trên bãi đá. Do vậy Andresito đứng trên một trong những tảng đá của bãi cạn và nâng cô lên. Mariel giương cao cờ Philippine.
Khi nhìn thấy là cờ được giương lên, ông Corr vẫy các người bơi khác trở lại thuyền Hannah John. Khi họ bơi trở lại, mệt mỏi do chiến đấu với thuyền truy đuổi của Trung Quốc, họ trông như mất hết thần sắc.
Sau bốn giờ đồng hồ ở bãi cạn, thuyền Hannah John quay đầu lại và thực hiện hành trình trở về Philippine, nhiệm vụ được hoàn thành.
Theo website của họ, “Kalayann Atin Ito nhằm để đoàn kết người dân, đặc biệt là người Philippine trẻ thông qua lý tưởng yêu nước.” Lý tưởng đó là “biểu tình ôn hòa chống lại lấy sự lấn chiếm hung hăng và bất hợp pháp của Trung Quốc trên các rạn san hô để xây dựng đảo nhân tạo với căn cứ quân sự ở biển phía Tây Philippine”.
Dựng cờ trên bãi cạn Scarborough được định nghĩa bởi tổ chức như là hành động nhằm kêu gọi hòa bình, tự do và sự tư do trên biển. Ngày này 13 tháng 6 là một ngày ý nghĩa – nó là ngày quốc khánh của Philippine.
Trong khi Corr không phải là một người yêu nước Philippine, cả ông và Kalayann Atin Ito là thành viên của nhóm Quyền tiếp cận trên biển bằng Luật Quốc tế (Sea Access by International Law – SAIL). Trên trang Facebook của mình, SAIL cho biết họ “cam kết thúc đẩy giải pháp hòa bình và luật pháp với tất cả các tranh chấp hàng hải trên toàn thế giới.”
Bãi cạn Scarborough giống với rất nhiều thực thể địa chất bị tranh chấp ở Biển Đông ở tính chất địa lý dường như không đáng kể của nó. Bãi cạn là một thực thể hình tam giác gồm các rạn san hô và đá ngầm, một số chúng chỉ nổi trên mặt nước vài chục cm khi triều thấp.
Nhưng nó là một ngư trường giàu tài nguyên hải sản dành cho người dân Philippine, trong nhiều năm qua Trung Quốc đã cấm bất kỳ người dân Philippine nào đánh bắt cá ở đây.
Sự phủ nhận ngư trường truyền thống ở bãi cạn Scarborough, ngư trường nằm sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Philippine được công nhận bởi Luật pháp quốc tế, là một trong 15 điểm của luận điểm được đệ trình lên Tòa trọng tài thường trực La Hay vào tháng 1 năm 2013.
Điểm được biết đến rộng rãi nhất trong thỉnh cầu của Philippine trước Tòa trọng tài thường trực là luận điểm Trung Quốc không có quyền với phần lớn Biển Đông mà nó yêu sách với một “đường chín đoạn” được cho là căn cứ trên chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ đại.
Tòa án đã tuyên bố rằng họ sẽ phán quyết vụ kiện của Phillipine (vốn Trung Quốc đã từ chối tham gia và phủ nhận thẩm quyền của tòa án thụ lý vụ việc) vào ngày 12 tháng 7. Phán quyết sẽ xác định liệu Trung Quốc có thể yêu cầu thẩm quyền trong Luật quốc tế cho yêu sách tham vọng của mình. Các thành viên của Kalayann Atin Ito sẽ theo dõi chặt chẽ vụ việc.