Friday, November 15, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNhà hàng từ chối khách TQ: Không nói thẳng nhưng...

Nhà hàng từ chối khách TQ: Không nói thẳng nhưng…

Nhiều cửa hàng kinh doanh tại Đà Nẵng đã tự tìm ra cho mình phương pháp để từ chối khách Trung Quốc mà không gây ”phản cảm”

Gần đây, lượng khách Trung Quốc tới Đà Nẵng tăng đột biến. Đây được coi là cơ hội cho phát triển ngành Du lịch của Đà Nẵng, đồng thời cũng là thách thức của ”Thành phố đáng sống nhất Việt Nam” trong vấn đề đảm bảo an ninh trật tự cũng như quản lý lượng khách này một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, ý thức của một bộ phận du khách Trung Quốc rất kém. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường du lịch của Đà Nẵng mà còn khiến cho nhiều cửa hàng kinh doanh chịu không ít những bức xúc khi phải tiếp đón họ.

Thậm chí một cửa hàng đã thẳng thừng treo biển, ”Không tiếp du khách Trung Quốc” hoặc ”Nói không với Trung Quốc” bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung.

Tuy nhiên, vì một số lý do nhạy cảm và việc treo biển từ chối khách Trung Quốc gây phản cảm, ảnh hưởng đến phát triển du lịch của Đà Nẵng nên những cửa hàng này đã được chính quyền sở tại yêu cầu gỡ những tấm biển đó xuống.

Muôn cách từ chối khéo

Theo tìm hiểu của phóng viên, một số chủ cửa hàng tại Đà Nẵng cho rằng, chiếc biển báo đó chỉ mang tính chất hình thức, để du khách Trung Quốc họ hiểu ra rằng chính những hành động của họ đã khiến người dân Việt Nam làm như vậy. Bản thân cửa hàng một khi đã xác định không tiếp du khách Trung Quốc thì sẽ không thiếu cách để ”từ chối khéo”.

Chia sẻ với phóng viên, anh Tấn Vũ, chủ cửa hàng thời trang MK Men Fashion trên đường Phan Châu Trinh (TP. Đà Nẵng) cho biết:

”Người Trung Quốc cũng có người nọ người kia, mình cũng không nên kỳ thị họ quá, có một số khách cũng rất lịch sự nên không thể đánh đồng người Trung Quốc ai cũng như ai. Với những khách mà có hành vi thô lỗ thì mình cũng nói thẳng ra là cửa hàng không bán cho những người như vậy.

Còn đối với những trường hợp mà cửa hàng không muốn tiếp nhưng họ vẫn cố tình làm phiền mình thì mình sẽ nói rằng những món đồ họ mua đã có người đặt rồi nên không bán cho họ nữa. Ngoài ra mình có thể từ chối khéo bằng cách nói rằng, cửa hàng đã đóng cửa hoặc cửa hàng có việc bận nên không thể bán trong lúc này được.

Nhiều khách Trung Quốc cũng vui vẻ chấp nhận, bởi họ biết là cửa hàng đang trong giờ mở cửa  mà không bán cho họ là họ hiểu rồi tự giác rời đi. Nhưng có một số tỏ vẻ khó chịu rồi quay sang nói với nhau, chắc là họ chửi mình nhưng mình không hiểu (cười). 

Bây giờ nếu mình để bảng không bán hàng cho người Trung Quốc thì chính quyền sẽ không cho, bởi vô hình chung sẽ làm hỏng mất hình ảnh của Việt Nam, không thu hút được khách du lịch cho Thành phố.”

Anh Vũ chia sẻ thêm, ở Đà Nẵng cũng có nhiều cửa hàng trên đường Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Lê Duẩn… treo biển ”Say no with guests China” (nói không với khách Trung Quốc – PV).

Những cửa hàng này chủ yếu là kinh doanh thời trang, còn đối với những nhà hàng kinh doanh quán ăn thì họ vẫn tiếp bình thường vì nguồn thu mà khách Trung Quốc mang lại là rất lớn.

Nha hang tu choi khach Trung Quoc: Khong noi thang nhung...

Du khách Trung Quốc tranh nhau ăn hoa quả

Cũng gặp phải vấn đề trong việc tiếp đón khách Trung Quốc, anh Thế Sơn, Chủ một khách sạn trên đường Trần Phú (TP. Đà Nẵng) cho hay, sau vài lần cho khách Trung Quốc thuê phòng, khách sạn đã kiên quyết ”từ chối khéo” đối với với những trường hợp này.

”Vào thời điểm cách đây khoảng 4 năm, trước khi người Trung Quốc đến Đà Nẵng nhiều như bây giờ chúng tôi có tiếp đón 3 đoàn khách Trung Quốc. Tuy nhiên ý thức của họ rất kém, họ thức khuya chơi bài rồi hát hò đủ kiểu khiến cho những du khách khác khó chịu và phản ánh lại quản lý.

Không những thế, mỗi lần họ trả phòng là một lần tôi tiếc đứt ruột. Họ biến phòng khách sạn thành một cái bãi rác, đồ đạc thì vứt lung tung khắp phòng, chăn ga gối đệm thì bị họ bôi bẩn, rơi vãi thức ăn lên, dính bết lại trông rất sợ.

Sau lần đó, khi khách Trung Quốc đến đặt phòng chúng tôi đều nói rằng tất cả các phòng đã được cho thuê, không còn phòng trống. Mặc dù làm như vậy thì khách sạn sẽ mất đi một khoản doanh thu không nhỏ, nhưng suy cho cùng thì kiếm thêm được chút tiền mà rước cả cục tức vào người cũng không phải là phương án hay.” anh Sơn nói.

Nhập gia tùy tục

Cùng quan điểm với anh Sơn, chị Bích Nga, chủ một cửa hàng ăn trên đường Phan Đình Phùng (TP. Đà Nẵng) chia sẻ: ”Về ý thức của du khách Trung Quốc thì không có gì phải bàn luận thêm nữa, họ rất bất lịch sự. Tuy nhiên, để có thể yên ổn làm ăn nên chúng tôi không treo biển từ chối tiếp khách Trung Quốc giống như những cửa hàng khác, phiền lắm.

Chúng tôi có cách riêng của mình để đối phó với điều này. Mỗi khi có đoàn khách Trung Quốc vào cửa hàng chúng tôi vẫn ra tiếp đón bình thường, nhưng đến khi họ gọi món hay tìm cách nói chuyện với nhân viên thì tất cả các nhân viên sẽ xua tay ra hiệu rằng không hiểu. Họ gọi chán chê, nói chán chê không ai hiểu thì sẽ tự rời đi thôi.

Đối với những đoàn khách Trung Quốc mà có hướng dẫn viên người Việt thì, một là hướng dẫn viên phải cam kết thực hiện theo đúng quy định của nhà hàng từ việc giữ trật tự cho đến cách cư xử với nhân viên, thanh toán. Hai là, nếu không làm được điều một thì nhà hàng sẽ tự dưng được ”người lạ mặt” đặt hết bàn, không thương lượng, không kì kèo, mất thời gian…”

Từng trao đổi với Đất Việt về vấn đề nhà hàng treo biển từ chối tiếp đón khách Trung Quốc, ông Phan Văn Kha, Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng cho rằng:

”Việc treo biển như vậy là không nên, trông sẽ rất phản cảm, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch của Thành phố. Lượng khách Trung Quốc đến Đà Nẵng tăng mạnh vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với Đà Nẵng. Ở đâu cũng vậy, du khách Trung Quốc cũng có người này người kia mình không thể tùy ý đánh đồng họ làm một được.

Người không có ý thức đến trước gây ra tai tiếng rồi ảnh hưởng đến những người đến sau. Đặc thù văn hóa của người Trung Quốc nói riêng và người châu Á nói chung là như vậy, quan trọng là cách nhìn nhận của mỗi người về điều đó”.

RELATED ARTICLES

Tin mới