Friday, July 26, 2024
Trang chủBiển nóngQuan chức TQ không thể tiếp tục ra rả về ‘đường chín...

Quan chức TQ không thể tiếp tục ra rả về ‘đường chín đoạn

Các ý kiến chỉ ra, phán quyết vừa qua đã làm thay đổi mạnh mẽ những tranh luận về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là đối với các học giả và quan chức Trung Quốc.

Các biện pháp giải quyết tranh chấp được quy định theo Công ước Luật biển 1982, cùng các khuôn khổ pháp lý khác nên được xem là một biện pháp quan trọng (bên cạnh chính trị ngoại giao) để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải. Quan trọng hơn, khi một phán quyết đã được ban hành bởi những vị thẩm phán công tâm và có uy tín, nó nên được quốc gia là thành viên chấp hành. Đây là quan điểm được nhấn mạnh tại cả hai sự kiện khoa học quan trọng liên quan đến Biển Đông cuối tuần qua.

Tác động mạnh mẽ

Ngày 12/7 vừa qua, Tòa Trọng tài được thành lập theo đơn kiện của chính phủ  Philippines

đã ra phán quyết bao gồm 3 nhóm nội dung chính. Thứ nhất, Tòa bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử và tuyên bố chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc. Thứ hai, Tòa tuyên bố tất cả các thực thể trong quần đảo Trường Sa đều không đạt được quy chế pháp lý của một “hòn đảo”, nghĩa là không có thực thể nào được hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. Thứ ba, Tòa xem xét các hành động của Trung Quốc không phải là các hoạt động quân sự và vi phạm nhiều điều khoản trong công ước UNCLOS, làm trầm trọng hơn các căng thẳng trên Biển Đông.

Các ý kiến chỉ ra, phán quyết này đã làm thay đổi mạnh mẽ những tranh luận về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là đối với các học giả và quan chức Trung Quốc. Họ không còn có quyền để lên tiếng chỉ trích các nước khác và tuyên bố về “chủ quyền không thể chối cãi” của Trung Quốc trong vùng biển “đường chín đoạn”. Đường vẽ này đã hoàn toàn bị xóa khỏi bản đồ quốc tế.

Về lĩnh vực pháp lý, ThS. Phạm Ngọc Minh Trang, Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH&NV, TP. HCM, cũng nhắc đến một số vụ kiện trong đó một quốc gia không tham dự và không tuân thủ phán quyết của Tòa. Trường hợp vụ kiện Nicaragua với Mỹ là bên từ chối tham gia (1986) và gần đây nhất là vụ kiện giữa Hà Lan với Nga, Nga cũng đã hành xử hệt như Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, cuối cùng Nga vẫn tuân thủ phán quyết của Tòa.

Cách ứng xử của các quốc gia khi không tuân thủ phán quyết (đặc biệt là Trung Quốc) sẽ tạo một tiền lệ rất xấu cho chính quốc gia đó. Vì sau này, nếu Trung Quốc muốn kiện một quốc gia nào ra Tòa án quốc tế, thì nước bị kiện hoàn toàn có thể hành xử theo “kiểu Trung Quốc” và không tham dự phiên tòa, gây khó cho cho Trung Quốc khi muốn được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế – ThS. Minh Trang phân tích.

RELATED ARTICLES

Tin mới