Trước hết cần thống nhất nhận thức Philippines kiện Trung Quốc về cái gì và Tòa Trọng tài đã phán quyết ra sao?
Tòa trọng tài phán quyết vụ kiện Biển Đông vào ngày 7/7/2016
Mặc dù Tòa trong tài đã tuyên và Phán quyết dày khoảng 500 trang đã được cống bố rông rãi, nhưng trong nhận thức của dư luận, bao gồm dân chúng lẫn những người làm công tác nguyên cứu, học giả, cán bộ quản lý vẫn còn những nhận thức, đanh gía khác nhau về vụ kiện này. Sau đây là những nội dung cần được làm sáng tỏ:
1. Đơn phương khởi kiện của Philippines là giải pháp tối ưu hóa và hợp pháp hóa theo chuẩn mực quốc tế:
Là một quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ngày 22/1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện về việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai UNCLOS theo Điều 279, Điều 283, Điều 284 lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Trong vụ kiện của Philippines, bị đơn Trung Quốc là một thành viên của UNCLOS, nhưng đã tuyên bố viện dẫn các ngoại lệ để loại bỏ thẩm quyền thụ lý vụ án của các Cơ quan tài phán nói trên theo Điều 298 của UNCLOS, với 2 lý do: một là Trung Quốc cho rằng Philippines đã kiện về quyền thụ đắc lãnh thổ và vấn đề hoạch định ranh giới biển. Đó là những ngoại lệ mà Trung Quốc đã ra tuyên bố bảo lưu, không thuộc thẩm quyền xét xử của HĐTT được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS, hai là Trung Quóc đã viện dẫn Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cho rằng đơn kiện của Philippines đã vi phạm các nguyên tắc trong DOC và đang làm phức tạp hơn các xung đột trong khu vực.Trung Quốc cho rằng theo điều 5 của DOC, việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán giữa các quốc gia thành viên phải bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán của các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan.
Tuy nhiên, động thái đơn phương khởi kiện của Philippines là giải pháp tối ưu hóa và hợp pháp hóa theo chuẩn mực quốc tế sau khi nỗ lực thương lượng hòa bình không thành công. Là nước láng giềng lớn, có ưu thế áp đặt khi đàm phán song phương, chiến thuật lẩn tránh trách nhiệm đối với quốc gia thành viên tại diễn đàn pháp lý quốc tế cho thấy Trung Quốc vẫn quanh co cho rằng việc phân định và kiểm soát các vùng biển và xác định chủ quyền chỉ là việc song phương. Trong vụ kiện này, một HĐTT được thành lập bao gồm năm thành viên, hiện do trọng tài viên quốc tịch Ghana làm chủ tịch (các trọng tài viên khác gồm các quốc tịch Pháp, Ba Lan, Hà Lan và Đức). Nguyên đơn được chỉ định một thành viên trọng tài cho mình (điều 3 phụ lục VII của Công ước). Bị đơn trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo có quyền đề cử trọng tài viên cho mình. Ba thành viên khác sẽ được chỉ định theo thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối tham gia và không chỉ định trọng tài cho mình.Theo đó, chủ tịch HĐTT chỉ định tất cả bốn trọng tài viên còn lại.
Quy trình tố tụng trọng tài quốc tế vẫn tiếp tục khi Philippines đệ trình đầy đủ hồ sơ vụ kiện lên HĐTT mà không bị tác động bởi việc Trung Quốc có tham gia tố tụng hoặc có đệ trình phản tố hay không (điều 9 phụ lục VII UNCLOS).Cụ thể, điều 9 quy định sự vắng mặt hay không thực hiện quyền phản tố của một bên không ảnh hưởng đến thủ tục tố tụng và phán quyết của HĐTT.
Về kỹ thuật, Trung Quốc đã phản đối về thẩm quyền tài phán của HĐTT bằng việc vận dụng quy định tại điều 298 của UNCLOS như phân tích ở trên. Nhưng đó chỉ là chiêu trò “ông nói gà bà nói vịt” chỉ nhằm đánh lừa dư luận, mua chuộc những ai “nhẹ dạ cả tin”, hòng tạo áp lực lên phán quyết sắp tới của HDTT. Nhưng, mọi mưu mô, thủ đoạn nói trên của Trung Quốc cũng không thể làm lung lay quyết tâm của nguyên đơn Philippines và đặc biệt là sự sáng suốt, công tâm của 5 thẩm phán trong HDTT…Những thẩm phán này đang gánh vác sứ mạng lịch sử bảo vệ hiệu lực của UNCLOS mà nhân loại đang kỳ vọng, tin tưởng.
Những diễn biến của tiến trình xét xử sau đây đã chứng minh khả năng thắng kiện của Philippines:
Ngày 29/10/2015, Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague Hà Lan (PCA) ra thông cáo báo chí về vụ kiện giữa Cộng hòa Philippines với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; trong đó đã khẳng định rằng PCA có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ kiện này theo đúng quy định của UNCLOS và, rằng cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ràng buộc của UNCLOS có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ mọi điều khoản của UNCLOS. Việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện không làm mất đi thẩm quyền ra phán quyết của PCA. Bởi vì, PCA đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng Philippines chủ yếu khởi kiện các nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và phân định biên giới biển giữa 2 nước, do đó nó vượt qua thẩm quyền của PCA. Ngược lại Tòa khẳng định, bản chất vụ kiện của Philippines phản ánh tranh chấp giữa 2 nước liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS. Đồng thời, PCA cũng đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc cho rằng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002 là thỏa thuận để giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua thương lượng. PCA phán quyết rằng DOC chỉ là một thỏa thuận chính trị mà không ràng buộc pháp ý, do đó không liên quan đến các quy định trong UNCLOS về việc ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua bất kỳ phương tiện nào mà hai bên đồng ý.
Vì vậy, PCA sẽ không ra phán quyết về chủ quyền của Việt Nam và các nước khác; không cần phải được xác định trước khi phiên Tòa có thể tiến hành.Tòa cũng nhắc lại rằng, vào tháng 12 năm 2014, Việt Nam đã đệ trình “Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam” đối với phiên tòa này, trong đó Việt Nam khẳng định rõ rằng họ “không có nghi ngờ gì về thẩm quyền của Tòa trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng”. Phán quyết của PCA về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines là thắng lợi bước đầu, nhưng vô cùng quan trọng của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, cũng như công pháp quốc tế. Có thể nói lần đầu tiên các tranh chấp về việc giải thích và áp dụng UNCLOS 1982 theo các cơ chế thích hợp đã được vận để dụng để thụ lý và xét xử các vụ kiện được đơn phương đệ trình.
2. Phán quyết của Tòa Trọng tài đã làm sáng tỏ chân lý thượng tôn pháp luât:
Philippines kiện Trung Quốc với 15 nội dung khác nhau, nhưng về bản chất thì là khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm UNCLOS ở Biển Đông, mà cụ thể là yêu sách “ đường lưỡi bò”. Có 7 nội dung được PCA phán quyết là đủ thẩm quyền xét xử và sẽ đưa ra phán quyết đều xoay quanh việc áp dụng và giải thích Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Những nội dung PCA để lại xem xét sau, hoặc có liên quan đến vấn đề “chủ quyền” đối với một số thực thể, ví dụ như bãi Vành Khăn, bãi Xu Bi… hoặc liên quan đên vấn đề phân định biển. Như vậy có thể thấy Hội đồng Trọng tài gồm 5 Thẩm phán do PCA thành lập để xem xét và thụ lý vụ việc đã làm việc một cách hết sức độc lập, khách quan, công tâm và chỉ tuân theo pháp luật quốc tế; đặc biệt Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982. Bởi vì: Thứ nhất, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ hay phân định biển giữa các quốc gia muốn đưa ra Cơ quan tài phán phân xử thì các bên liên quan này phải ký kêt thỏa thuận đồng ý cùng đưa tranh chấp ra Tòa mới khả thi và lúc đó,Tòa mới có thể thụ lý hồ sơ kiện tụng. Vì vậy, đơn phương khởi kiện Trung Quốc về chủ quyền trong trường hợp quần đảo Hoàng Sa hay ít nhất 7 thực thể ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp là không khả thi, bởi vì Trung Quốc không muốn “quốc tế hóa” và không chấp nhận giải pháp pháp lý thông qua cơ chế tài phán quốc tế. Thứ hai, hiện nay, có người còn nghi ngờ, lăn tăn vế nội dung của Phán quyết này, thậm cho cho rằng phán quyết này đã tác động tiêu cực đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa, làm giảm bớt các quyền và là nguyên nhân làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng; vì vậy, liệu có nên ủng hộ phán quyết của Tòa hay không?
(Còn tiếp)