Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngBước tiến mới trong mưu đồ chiếm biển Đông của TQ

Bước tiến mới trong mưu đồ chiếm biển Đông của TQ

Với chính sách trợ giá, số tàu cá Trung Quốc đang tăng chóng mặt và hiện đã gấp 10 lần số tàu cá của Mỹ.

Sau nhiều năm theo dõi ngành đánh bắt xa bờ (DWF) tại các vùng biển nước ngoài hoặc vùng biển quốc tế của các tàu cá Trung Quốc, Greenpeace vừa công bố những thông tin mới nhất cảnh báo về tình trạng bành trướng không kiểm soát của hoạt động này.

Theo đó, hiện Trung Quốc có tổng cộng khoảng 2.460 tàu cá, nhiều gấp 10 lần so với số tàu cá của Mỹ. Đáng lo ngại hơn, số tàu cá Trung Quốc sẽ còn tăng nhanh và nhiều hơn nữa khi chính quyền Bắc Kinh tiếp tục chương trình trợ giá cho hoạt động này.

Động thái chống lưng cho DWF của Trung Quốc được Greenpeace cảnh báo không những ảnh hưởng tới sự phát triển của chính ngành này của Trung Quốc mà còn gây sức ép và nhiều vấn đề phức tạp khác cho sự bình ổn chung trên các đại dương thế giới.

Greenpeace chỉ ra vấn đề chính sách trợ giá nhiên liệu của Chính phủ Trung Quốc cho tàu cá ngày càng tăng.

Theo đó, Bắc Kinh đã trợ giá cho doanh nghiệp DWF của họ từ lúc giá dầu diesel là 2.870 nhân dân tệ (431,74 USD)/tấn cho tới khi tăng lên 5.070 nhân dân tệ/tấn.

Chỉ tính riêng việc trợ giá này, số tiền nhà nước Trung Quốc bỏ ra chống lưng cho DWF đã tăng gần 10 lần, từ mức 281 triệu nhân dân tệ (42 triệu USD) năm 2006 lên 2,68 tỉ nhân dân tệ (403 triệu USD) năm 2011.

Không chỉ được nhà nước chống lưng, báo cáo của Greenpeace còn chỉ ra thực tế các doanh nghiệp DWF được chính quyền cấp tỉnh, thành phố ưu đãi đặc biệt trong phát triển.

Chỉ trong các năm từ 2012-2014, số lượng tàu cá DWF của Trung Quốc đã tăng từ 1.830 chiếc lên 2.460 chiếc, mức tăng tương đương với lượng tăng trong 16 năm từ 1994-2010. Lượng tàu cá này chủ yếu tập trung tại hai tỉnh Phúc Kiến và Sơn Đông.

Hai tỉnh này có số lượng tàu cá chiếm tới 2/3 tổng lượng tàu cá tăng thêm của toàn Trung Quốc. Chưa kể tỉnh Phúc Kiến còn có kế hoạch khuếch trương số tàu cá của họ thêm 400 chiếc vào năm 2020.

Việc phát triển ồ ạt đội tàu cá DWF của Trung Quốc bị đánh giá là vượt quá khả năng khai thác thực tế và thiếu bền vững.

Cũng theo Greenpeace, nhìn từ góc độ các tranh chấp quốc tế, tình trạng “lạm phát” tàu cá của DWF Trung Quốc rõ ràng đang gây ra nhiều phức tạp và căng thẳng hơn cho các vùng biển quốc tế.

Các chuyên gia quốc tế cũng đã nhiều lần đề cập đến chiến lược hàng hải của Trung Quốc. Chiến lược này được Bắc Kinh đề cập trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 nhằm giành lấy các lợi ích trên Biển Đông.

Theo đó, Quốc hội Trung Quốc tỏ ý khuyến khích các hoạt động thăm dò dầu khí và đánh bắt cá tại các vùng biển tranh chấp để thực hiện việc “bảo vệ các quyền lợi”.

Giới chức Trung Quốc từng xác nhận Bắc Kinh khuyến khích ngư dân liều lĩnh đi vào các vùng tranh chấp trên Biển Đông bằng cách trợ cấp và huấn luyện an ninh cho các ngư dân. 

Hồi tháng 3/2016, cơ quan an ninh quốc gia Malaysia phát hiện khoảng 100 tàu cá lớn nhỏ của Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển gần cụm bãi cạn Luconia thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Theo các chuyên gia, vụ việc xảy ra ở Indonesia là một ví dụ cho thấy chính quyền Trung Quốc đứng sau các hoạt động của ngư dân nước này tại các vùng biển tranh chấp.

Luật đánh cá của Trung Quốc xác định khu vực đánh cá ở Trường Sa bao gồm toàn bộ vùng biển bên trong “đường chín đoạn” và các cơ quan chính quyền cấp giấy phép và hỗ trợ ngư dân đánh cá trong khu vực này. Một phần của “đường chín đoạn” lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Bắc Kinh đã đẩy các ngư dân đến đánh bắt tại khu vực vùng biển Natuna của Indonesia để chứng minh đây là “vùng đánh cá truyền thống” của mình. Trong khi đó, các tàu tuần duyên cũng có mặt để thực hiện hai nhiệm vụ chính: bảo vệ các ngư dân và khẳng định quyền kiểm soát của Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới