Những tên lửa Nhật Bản dự kiến triển khai bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư có thể vượt qua các hệ thống tên lửa S-300 Nga bán cho Trung Quốc về phạm vi.
Ảnh Sputnik.
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch phát triển một hệ thống tên lửa đất đối hải mới để củng cố phòng thủ đối với hòn đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, Nhật Bản không tiết lộ nhiều chi tiết về hệ thống phòng vũ mới ngoại trừ vài thông tin như nó có thể có phạm vi 300 km, sử dụng nhiên liệu rắn và dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2023. Kinh phí phát triển tên lửa sẽ được đưa vào ngân sách quốc phòng năm 2017. Tên lửa này sẽ được phát triển và sản xuất tại Nhật Bản.
“Tên lửa mới sẽ được gắn trên một chiếc xe giúp nó dễ vận chuyển và thay đổi vị trí. Nó sẽ được trang bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hoặc các phương tiện khác, và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nổi bật như tàu chiến của các nước khác triển khai xung quanh đảo, từ các đảo gần đó”, tờ Yomiuri Shimbun tiết lộ.
Tên lửa mới sẽ giúp làm tăng khả năng phòng thủ của kho tên lử chống hạm cận âm Type 12 mà Nhật Bản đang sở hữu. Type 12 là phiên bản nâng cấp của Type 88 do tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi sản xuất. Nó có tầm xa 200km, hiện đang phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF).
Theo Yomiuri Shimbun, các hệ thống tên lửa mới cũng có thể được sử dụng để tái chiếm lại đảo. Nó có thể giúp các đơn vị GSDF chống lại các nguy cơ bị phản công trong quá trình tiếp cận tái chiếm đảo.
Theo báo Nhật, hệ thống tên lửa mới có thể sẽ triển khai trên đảo Miyako ở quận Okinawa, cách 170 km từ quần đảo Senkaku và đảo Yonaguni, cũng là một phần của tỉnh Okinawa.
Trong tháng 3, GSDF đã hoàn thành xây dựng một trạm radar mới và lâu dài trên đảo Yonaguni. Trạm radar mới được triển khai để cải thiện phòng thủ không khí và hàng hải của Nhật Bản quanh chuỗi đảo Nansei (aka Ryukyu) và cung cấp một đầu hệ thống cảnh báo trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc.
Phản ứng trước kế hoạch trên của Nhật Bản, Zhou Yongsheng, một giáo sư tại Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, đã lên tiếng cáo buộc Tokyo “chuẩn bị cho chiến tranh”.
“Hệ thống tên lửa này có thể vượt qua hệ thống tên lửa S-300 Nga bán cho Trung Quốc về phạm vi. Hệ thống tên lửa của Nhật Bản sẽ chiếm ưu thế hơn so với các hệ thống của Trung Quốc,” ông nói.
Khó có khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cả hai bên.
Kế hoạch này cũng thu hút một cuộc tranh luận sôi nổi trong cư dân mạng Nhật Bản. Một số cho rằng hệ thống này cần được triển khai sớm và năm 2023 có thể sẽ là quá muộn. Một số khác cho rằng Tokyo có thể mua các tên lửa chống hạm của Mỹ vì chúng rẻ hơn và khả năng triển khai nhanh hơn. Trong khi đó nhiều người đề xuất ý kiến nên triển khai chúng trực tiếp trên các đảo tranh chấp.
Nhà phân tích quân sự Nga Vladislav Shurygin nói với tờ Sputnik rằng khó có khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cả hai bên.
Theo chuyên gia này, Tokyo và Bắc Kinh có nhiều lợi ích về mặt kinh tế và một cuộc xung đột sẽ gây tác động lớn tới nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn của Nhật Bản.
Nhật Bản vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Hơn nữa, Lực lượng Phòng vệ không có khả năng đặt ra mối đe dọa tấn công cho quân đội Trung Quốc. Mặc dù đã được hiện đại nhiều, nhưng lực lượng này hiện vẫn thiếu khả năng hạ cánh và những sức mạnh nổi bật cho một cuộc chiến tranh quy mô.
Về phần mình, Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng trở thành một nhà lãnh đạo trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng nhận thức được thực tế rằng Nhật Bản nằm dưới sự bảo vệ mạnh mẽ của Mỹ, quốc gia cũng có nhiều lợi ích riêng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Shurygin giải thích.
Đầu tháng 8, Mỹ đã triển khai một phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer tới căn cứ không quân Guam với lý do để phản ứng với các vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Nhưng có thể đó cũng là một tín hiệu Washignton gửi tới Trung Quốc nếu xem xét thực tế rằng Lancer có “khả năng đặc biệt để khởi động các cuộc tấn công tầm xa?”.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông có dấu hiệu tăng trong những tuần gần đây. Trong tháng này, 6 tàu hải cảnh Trung Quốc cùng với hơn hai trăm tàu cá đã đi vào vùng biển tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc cũng đã lắp đặt thiết bị radar mới ở biển Hoa Đông trong tháng 8, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Nhật Bản đã gửi các công hàm phản đối tới phía Bắc Kinh về vụ việc.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF) đã 571 lần điều máy bay ngăn các máy bay quân sự Trung Quốc xâm nhập không phận ở Senkaku/Điếu Ngư trong năm 2015. Để ngăn chặn tình trạng này, lần đầu tiên trong 50 năm, JASDF đã triển khai thêm F-15J có thể hoạt động trong mọi thời tiết để chống lại các mối đe dọa từ Bắc Kinh.