Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐàm luậnHội thảo quốc tế “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong...

Hội thảo quốc tế “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật pháp quốc tế và thực tiễn Biển Đông”

Sáng ngày 17.8, tại Nha Trang, trường Đại học Nha Trang và Đại học Phạm Văn Đồng đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “ Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiến Biển Đông”

 

 

Đông đảo phóng viên tới theo dõi tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có gần 100 đại biểu bao gồm các học giả quốc tế, học giả người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường Đại học, viện nghiên cứu của Chính phủcác nướcMỹ, Nga, Úc, Ấn Độ, Đức, Nhật, Bỉ, Phi-líp-pin, Hàn Quốc…, trong đó có các học giả có uy tín, nhiều năm nghiên cứu về vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông như ông Pramono, Tổng Vụ trưởng Chính sách Đối ngoại, Bộ Ngoại giao, chuyên gia Luật Biển của Indonesia; GS. Erik Franckx, Trưởng Khoa Luật quốc tế và Châu Âu, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Tự do Brussel, Bỉ; GS. Carl Thayer, Đại học New South Wales, thuộc Học viện Quốc phòng Australia; GS. Koichi Sato, Đại học J. F. Oberlin, Tokyo, Nhật Bản; TS. Renato Cruz DeCastro, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế, Đại học De La Salle, Manila, Philippines; Ông Shekhar Dutt, Nguyên cố vấn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ; Đại sứ Nguyễn Quý Bính, Thành viên Tòa trọng tài thường trực (PCA); TS. Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban, Ban Biên giới Chính phủ, Bà Amy Searight, chuyên viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ… Bên cạnh đó, còn có nhiều nghiên cứu, luật gia trong nước. Hội thảo không chỉ thu hút được giới nghiên cứu mà nhiều Bộ, ngành, địa phương có liên quan của Việt Nam cũng đã đăng ký và cử đại diện tham dự.

Các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ trình bày tham luận và trao đổi ý kiến về các chủ đề như:

– Quy chế pháp lý của đảo và đá theo quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn áp dụng trong phân định biển;

– Giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tác động của hoạt động bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo đến tranh chấp lãnh thổ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

– Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc; tác động của Phán quyết đến việc giải quyết tranh chấp Biển Đông hiện nay.

Trần Công Trục sẽ là nhân vật được chú ý tại Hội thảo.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Triển lãm về với chủ đề “Bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa” sẽ được tổ chức tại sảnh lớn của khách sạn và tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Bên cạnh đó, vào ngày 18/8, các đại biểu sẽ có chuyến tham quan tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang và Cảng quốc tế Cam Ranh.

Đây là cuộc Hội thảo rất quan trọng. Petrotimes sẽ cung cấp tới bạn đọc những kiến giải của các học giả trong và ngoài nước về tình hình Biển Đông hiện nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới