Saturday, December 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiPhải chăng Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân?

Phải chăng Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân?

Trong vòng vài năm gần đây, Nga đang tích cực triển khai xây dựng hệ thống hàng chục boongke chỉ huy hạt nhân ngầm dưới đất ở Moscow và trên toàn nước Nga. Đây là bước đi cho thấy Nga đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân.

Thông tin trên được tạp chí The Washington Free Beacon đăng tải dựa trên các thông tin do các nhân viên tình báo Mỹ cung cấp.

Tướng lục quân Mỹ Curtis Scaparrotti và hiện là Tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu cho rằng việc Nga xây dựng các công trình ngầm này cho thấy Nga đang tích cực hiện đại hóa các lực lượng chiến lược của mình.

Thông tin về hệ thống boongke chỉ huy ngầm dưới đất của Nga xuất hiện trên nền các cảnh báo về việc Nga đã thông qua học thuyết về sử dụng vũ khí hạt nhân, một học thuyết mà theo Curtis Scaparrotti là đang gây ra những quan ngại thực sự.

“Học thuyết của Nga cho rằng vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được sử dụng để tấn công trả đũa. Học thuyết này thực sự là đáng lo ngại và nó khẳng định vì sau các lực lượng hạt nhân của Mỹ và NATO cần phải tiếp tục duy trì các nhân tố kiềm chế có vai trò quan trọng sống còn của mình”- Curtis Scaparrotti nhấn mạnh.

Theo Mark Shnider, cựu nhân viên Lầu Năm góc phụ trách trong lĩnh vực chính sách hạt nhân Mỹ và hiện đang làm việc trong Viện Chính sách công khai Quốc gia tại bang Virginia tuyên bố rằng, chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga được công bố hồi tháng 12/2015 cũng đã đề cập đến việc tăng cường các biện pháp bảo vệ người dân trong trường hợp xảy ra các đòn tấn công hạt nhân. Điều này chứng tỏ rằng Moscow đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự.

“Nga đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh quy mô lớn, trong đó có cả phương án chiến tranh có sử dụng vũ khí hạt nhân. Theo lời phía Nga, rất nhiều công việc họ đang tiến hành có liên quan đến các mối đe dọa hạt nhân và việc khởi xướng cuộc chiến tranh hạt nhân. Việc phòng thủ chủ động và thụ động là ưu tiên rất quan trọng thời Liên Xô và giới lãnh đạo Nga hiện nay thực chất vẫn có thể coi như là giới lãnh đạo Liên Xô thời xưa”- Mark Shnider nhận định.

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích quân sự khẳng định rằng có khả năng Mỹ cũng sẽ có các bước đi tương ứng mang tính chất đáp trả các công trình chỉ huy hạt nhân ngầm dưới đất của Nga như thiết kế, chế tạo các loại bom hạt nhân có khả năng xuyên phá sâu xuống lòng đất để có thể phá hủy các công trình chỉ huy hạt nhân ngầm này của Nga.

Phương án khác được các chuyên gia hạt nhân Mỹ đề xuất là chế tạo các loại vũ khí hạt nhân công xuất nhỏ để có thể sử dụng cho các đòn tấn công có độ chính xác cao.

Trong bài báo của mình, The Washington Free Beacon cũng nhấn mạnh rằng hiện có rất ít người biết được các thông tin về hệ thống boongke chỉ huy ngầm của Nga. Theo một trong số các quan chức của tình báo Mỹ, các boongke này của Nga gần như giống với các căn cứ trong hệ thống chỉ huy tổng thể lực lượng quân đội thời Chiến tranh lạnh.

The Washington Free Beacon cho rằng Nga hiện đang tiếp tục xây dựng các căn cứ hạt nhân ngầm dưới đất sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Các kênh bí mật riêng hồi tháng 3/1997 cũng đã cung cấp cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) các thông tin cho rằng tại thủ đô Moscow, Nga đang cho xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm nối liền dinh thự của Tổng thống Boris Eltsin ở ngoại ô Moscow với tòa nhà tổng chỉ huy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong bản báo cáo của mình, CIA cũng đề cập đến các cụm chỉ huy chiến lược có khả năng chịu đựng được các cuộc tấn công hạt nhân được xây dựng ở vùng núi Bắc Ural thuộc tỉnh Sverdlovsk, miền Trung nước Nga.

CIA cũng có thông tin cho rằng có một boongke ngầm được sử dụng cho các lãnh đạp cấp cao của Nga được xây dựng ở khu làng Voronovo, nằm phía Nam Moscow và cách Moscow khoảng 46 dặm. Ở khu làng này còn có một boongke khác cách Moscow khoảng 34 dặm.

Ở Moscow, Nga cũng đã có một hệ thống đường tàu điện ngầm dài nhiều km, một boongke ngầm có vai trò tối quan trọng cho các nhân vật lãnh đạo cao cấp và hệ thống này được mang tên “Metro-2”.

Nguyên Phó Thủ tướng Nga giai đoạn 1990-1992 Mikhail Poltoranin cho biết, các tuyến đường bí mật này bao gồm một mạng lưới đường hầm, trạm chỉ huy dự bị để nếu xảy ra chiến tranh, trạm chỉ huy này có thể điều khiển và ra chỉ thị cho các lực lượng hạt nhân của Nga.

Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng hiện nay việc sử dụng “Metro-2” là điều không cần thiết, đồng thời đề xuất sử dụng hệ thống này phục vụ các mục đích dân sự.

Tuy nhiên, những thông tin của tình báo Mỹ lại cho thấy rằng việc sử dụng các đường hầm đặc biệt này với các công năng như trước kia vẫn là điều hết sức cần thiết.

“Việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ làm tốn kém hàng tỷ USD và sẽ đặt ra các vấn đề về sự trợ giúp trước kia của Mỹ dành cho Nga trong việc duy trì các căn cứ hạt nhân”- tờ The Washington Free Beacon kết luận.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ The Washington Free Beacon.

RELATED ARTICLES

Tin mới