Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiPR cho ngành cấy ghép nội tạng của TQ là không đáng...

PR cho ngành cấy ghép nội tạng của TQ là không đáng tin cậy.

Trong nhiều năm qua, rất khó thu hút được sự chú ý đối với nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc bởi vì tội ác này bản thân nó, là quá kinh khủng để mọi người có thể tin được. Có lẽ điều khủng khiếp nhất có thể hiểu được này, giờ đây có thể khiến một số nhà quan sát trở nên quá lạc quan để tin rằng sự tàn bạo này hiện nay đã kết thúc.

 

 

Hãy lấy ví dụ về Tiến sĩ Francis L. Delmonico, nguyên chủ tịch trong nhiệm kỳ trước (2012-2014) và hiện là thành viên của Cộng đồng Cấy ghép tạng (The Transplantation Society), một tổ chức thực hiện “tập trung toàn cầu cho vai trò lãnh đạo trong cấy ghép tạng”, theo trang web của Cộng đồng.

Tiến sĩ Delmonico là một nhân chứng tại một phiên điều trần chung của tiểu ban thuộc Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (Hoa Kỳ), vào ngày 23 tháng 6 năm 2016, trong đó mọi người đã gặp nhau để xem xét một báo cáo mới, cho thấy rằng nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã có quy mô lớn hơn rất nhiều so với những điều đã nghĩ trước đây. Báo cáo ước tính rằng trong những năm 2000-2015, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện khoảng từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép tạng mỗi năm, với nguồn nội tạng chính được cho là lấy từ những học viên Pháp Luân Công.

Ông Delmonico đã không phủ nhận rằng những điều khủng khiếp đã xảy ra ở Trung Quốc, nhưng ông vẫn mang một thông điệp lạc quan về việc cấy ghép tạng ở đó. Niềm hy vọng của ông dựa rất nhiều vào uy tín của một bác sĩ phẫu thuật cấy ghép Trung Quốc và là một quan chức có tên Hoàng Khiết Phu.

Tiến sĩ Francis L. Delmonico làm chứng tại buổi điều trước Hạ viện Mỹ ở Washington, DC, ngày 23 tháng 6 năm 2016. (Lisa Fan / Epoch Times)

Tiến sĩ Francis L. Delmonico làm chứng tại buổi điều trước Hạ viện Mỹ ở Washington, DC, ngày 23 tháng 6 năm 2016. (Lisa Fan / Epoch Times)

 

Theo ông Delmonico, ông Hoàng đang lãnh đạo cuộc cải cách đạo đức cho ngành cấy ghép tạng của Trung Quốc.

Thật đáng tiếc, ông Hoàng không có sự tín nhiệm. Ông thiếu quyền lực để đứng đầu cải cách ở Trung Quốc, và những người có thẩm quyền đã không thực thi tuyên bố của ông với tư cách của họ. Hơn nữa, trước đây ông Hoàng đã có xung đột lợi ích rõ ràng trong cải cách nguồn nội tạng cho cấy ghép.

Ngoài ra, theo tường trình của ông Delmonico, ông Hoàng sẽ đứng đầu cải cách thông qua một tổ chức, được thành lập để quản lý cấy ghép tạng. Thật đáng tiếc, không hề có một tổ chức nào có thẩm quyền như vậy.

‘Nút thắt cổ chai’

Ông Hoàng, nguyên thứ trưởng Bộ y tế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (PRC), đã là người quan hệ công chúng của chế độ [Trung Quốc] về thu hoạch nội tạng từ năm 2005, một năm trước khi các cáo buộc về mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm, lần đầu tiên được đăng tải.

Theo ông Hoàng, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, Trung Quốc đã ngừng sử dụng nội tạng từ các tử tù. Chúng ta hãy giả định tuyên bố này là đúng, mặc dù nhà nước Trung Quốc chưa bao giờ xác nhận thông báo này.

Người ta ngay lập tức thấy rằng có một sự sai lệch giữa số lượng các cơ quan nội tạng được cho là đã hiến tặng và số liệu chính thức các ca cấy ghép được cho là đã được thực hiện. Trong năm 2015, số liệu chính thức là có 2.766 người dân đã hiến tặng tổng cộng 7.758 cơ quan nội tạng chính. Nhưng có những 11.000 ca cấy ghép được cho là đã được thực hiện.

Khi mà người ta xem xét rằng trong số danh sách 300.000 bệnh nhân chờ đợi, có 22.000 bệnh nhân mỗi năm được cho là có thể được cấy ghép tạng, thì sự sai lệnh có thể giữa số lượng nội tạng được cho là hiến tặng và số ca cấy ghép đã thực hiện, còn lớn hơn nữa. Những con số công bố chính thức cho thấy rằng ‘nút thắt cổ chai’ trong ngành cấp ghép tạng của Trung Quốc, chính là sự sẵn có của các cơ quan nội tạng.

Nhưng người ta thấy một sai lệch khác: giữa những gì mà những con số chính thức cho thấy và những gì mà ông Hoàng nói về tình hình thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10 năm 2015 với tờ Thanh niên Bắc Kinh, tờ báo chính thức của Đoàn Thanh niên cộng sản, ông Hoàng nói rằng nếu xem xét số lượng nội tạng được người dân hiến tặng, thì nút thắt cổ chai chính là sự thiếu hụt các bác sĩ và các bệnh viện đủ điều kiện.

Ông Hoàng nói rằng mục tiêu cho năm 2016 là mở rộng các bệnh viện đủ điều kiện từ con số 169 lên hơn 300 bệnh viện, và đào tạo từ 400 đến 500 bác sĩ trẻ. Ông cũng muốn đưa việc cấy ghép tạng vào hệ thống chăm sóc y tế, có nghĩa là sẽ có nhiều bệnh nhân hơn từ danh sách 300.000 bệnh nhân đủ điều kiện ghép tạng, có đủ khả năng chi trả. Nếu không có nguồn tạng ổn định và vô tận, thì niềm tin của ông Hoàng trong việc kêu gọi nhiều thêm bệnh viện và bác sĩ nữa, đến từ đâu?

Thẩm quyền

Liệu chế độ Trung Quốc đã thực sự ngừng sử dụng nội tạng từ các tử tù vào năm 2015? Không ai biết. Những gì chúng ta biết là Hoàng Khiết Phu, người mà không có vị trí chính thức nào của chính phủ vào thời điểm đó, đã thông báo rằng Trung Quốc ngừng sử dụng nội tạng từ tử tù.

Tuyên bố của ông Hoàng không phải là pháp luật. Nó không phải là một chính sách hay qui chế của Bộ [y tế Trung Quốc], và qui chế của Bộ y tế trong năm 1984, trong đó cho phép sử dụng nội tạng của tử tù, thì chưa bao giờ bị hủy bỏ. Không có lý do để tin vào những gì mà ông Hoàng nói, trừ khi chúng ta quyết định tin vào ông ấy.

Khi Hoàng Khiết Phu bắt đầu thúc đẩy cái gọi là cải cách hiến tạng, ông không chỉ là Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông cũng là một bác sĩ phẫu thuật cấy ghép, là người đã thực hiện hàng trăm ca cấy ghép mỗi năm. Là một bác sĩ phẫu thuật cấy ghép, ông Hoàng được hưởng lợi từ một nguồn cung cấp nội tạng vô tận từ các tù nhân lương tâm, trong đó có lẽ chỉ có một phần nhỏ là đến từ các tử tù.

Nếu ông Hoàng đã thực sự tham gia vào việc cải cách hiến tạng, thì việc ông càng hạn chế thu hoạch nội tạng bất hợp pháp, sẽ càng ít nội tạng hơn mà ông có thể có cho việc cấy ghép nội tạng của mình. Sự xung đột quyền lợi này liên quan đến độ tin cậy của ông Hoàng như là một nguồn thông tin.

Ngay cả khi vẫn còn là Thứ trưởng Bộ Y tế, Hoàng Khiết Phu cũng không đại diện Bộ y tế cho những tuyên bố mà ông đã đưa ra. Những gì ông đã nói, chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, không phải trong bất kỳ chính sách nào của Bộ Y tế. Hơn nữa, việc quan hệ công chúng (PR) của ông chưa bao giờ được bất kỳ một quan chức hay cơ quan chính phủ nào xác nhận. Chức danh của ông liên quan đến cấy ghép tạng, chưa bao giờ được nêu trên trang web chính thức của chính phủ.

Vậy với thẩm quyền nào mà ông Hoàng đã đưa ra nhiều lời hứa như vậy? Không có thẩm quyền nào hết. Tuy nhiên, vẫn có một lỗ hổng của luật pháp đối với chế độ [Trung Quốc] – bởi vì không ai trong số các cơ quan của Đảng hay chính phủ đã xác nhận hay chấp thuận hoạt động quan hệ công chúng của ông Hoàng, vì vậy không cần thiết cho chế độ [Trung Quốc] tôn trọng những gì ông Hoàng đã nói. Nhưng, cũng sẽ không cần thiết cho bất cứ ai khác thể hiện sự tín nhiệm đối với ông.

Chế độ [Trung Quốc] gần đây đã nhận ra rằng họ đã mắc một sai lầm.

Vào ngày 28 tháng 4 năm 2016, Ủy ban Y tế & Kế hoạch hóa Gia đình Quốc gia (NHFPC) đã ban hành một “Thông báo điều chỉnh các thành viên của Ủy ban cấy ghép và hiến tạng Trung Quốc”. Sử dụng từ “điều chỉnh” là rất lạ, vì tên của ủy ban và các tên của các thành viên của nó, là chưa bao giờ xuất hiện trên trang web của NHFPC hay bất kỳ cơ quan chính phủ nào, trước thông báo này.

Làm thế nào mà ai có thể “điều chỉnh” một cái gì đó, mà trước đây chưa có? Nhưng, ít nhất “Thông báo” đã đưa ra một hình thức xác nhận nào đó đối với ông Hoàng.

Không phải tổ chức

Theo ông Delmonico, việc cấy ghép tạng ở Trung Quốc hiện đang điều hành bởi một tổ chức (foundation), chứ không phải bởi nhà nước.

[Nhưng] Toàn bộ sự phát triển của [ngành] cấy ghép tạng ở Trung Quốc đã phụ thuộc hoàn toàn vào ngành công an và hệ thống pháp luật. Nó chưa bao giờ là một vấn đề được chi phối bởi nghề y. Nó đã luôn luôn là một vấn đề chính trị và kinh tế.

Ví dụ, nội tạng là được lấy từ đâu? Trong tháng 3 năm 2015, Hoàng Khiết Phu đã trả lời phỏng vấn của cô Gehui, nữ phát thanh viên của [hãng truyền hình] Phoenix TV, là “Bởi vì qua nhiều thập kỷ [sử dụng] nội tạng của tử tù, trước tiên tôi muốn nói, muốn diễn đạt chính xác điều này, chúng tôi rất biết ơn đối với phần lớn các đồng chí [làm việc] trong hệ thống pháp luật. Nếu không có sự hợp tác của họ, không có sự hiến tạng từ các tử tù, sẽ không có bất kỳ ca cấy ghép nội tạng nào, và không có sự trưởng thành của kỹ thuật [cấy ghép tạng] ở Trung Quốc. Các bạn có đồng ý không?”

Ông Hoàng đã cố gắng làm cho vấn đề trở nên rõ ràng hơn khi ông trả lời câu hỏi “tại sao việc đánh mạnh một con hổ lớn lại có thể lật ngược được vấn đề về nội tạng của tử tù?” Ông Hoàng nói “Chu Vĩnh Khang là một con hổ lớn. Ông Chu là người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật [một tổ chức của Đảng, chịu trách nhiệm về bộ máy an ninh và pháp luật] và là ủy viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị [một ủy ban gồm ít người quyền lực nhất, đứng đầu ĐCSTQ]. Không phải đã quá rõ ràng là nội tạng người được lấy từ đâu ư?”.

Ngôn từ – “đánh mạnh” – của nữ phát thanh viên truyền hình, đề cập đến việc bắt giữ Chu Vĩnh Khang vào tháng 5 năm 2014 vì tham nhũng. Chu đã bị xét xử và bị kết án tù chung thân vào tháng 6 năm 2015.

Ông Hoàng cũng cho biết rằng nếu không có sự hỗ trợ của cựu lãnh đạo Đảng Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo và các nhà lãnh đạo Đảng hiện nay, Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, “công việc này” (dừng việc sử dụng nội tạng của tử tù cho ‘cấy ghép tạng) là rất khó hoàn thành.

Những tuyên bố của Hoàng Khiết Phu đối với [hãng truyền hình] Phoenix TV là khó hiểu ngay cả đối với hầu hết người Trung Quốc bản địa. Dường như ông Hoàng đã đổ lỗi cho hệ thống pháp luật của Chu Vĩnh Khang, đã lấy nội tạng từ nguồn các tử tù, mà ông đã vừa ca ngợi.

Điều đó không đơn giản như vậy. Lực lượng an ninh của Chu Vĩnh Khang đã cung cấp cho các bác sĩ, với những nội tạng lấy từ những tử tù hình sự, và nội tạng mổ cướp từ các tù nhân lương tâm. Cuộc phỏng vấn ám chỉ rằng việc truy tố Chu Vĩnh Khang, một phần là nhằm mục đích ngăn chặn nạn mổ cướp nội tạng.

Chu đã là người đứng đầu lực lượng an ninh, chứ không phải người đứng đầu cơ quan y tế. Ông Chu không thể có quyền lực để buộc các bác sĩ sử dụng nội tạng từ các tử tù hay tù nhân lương tâm. Nếu các bác sĩ từ chối sử dụng nội tạng, hành động đó có thể dễ dàng được dừng lại hoặc thậm chí không bao giờ xảy ra. Cái gì đã ngăn chặn họ lại? Các bác sĩ đã không muốn dừng việc sử dụng nội tạng được lấy từ những lực lượng an ninh, và Chu cũng không có quyền lực để buộc các bác sĩ sử dụng nội tạng. Trong bất cứ trường hợp nào, các bác sĩ cũng không có khả năng giải quyết vấn đề.

Nếu Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã không thể giải quyết việc sử dụng nội tạng từ các tử tù vì sự tham gia của Chu Vĩnh Khang và các lực lượng an ninh của Chu, làm thế nào điều này có thể được giải quyết bởi Hoàng Khiết Phu và các chuyên gia y tế?

Hoàng Khiết Phu hiện chỉ có một chức vụ chính thức trong chính phủ, [đó là] Phó trưởng Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương. ĐCSTQ đã để cho ông Hoàng làm quan hệ công chúng (PR) không phải bởi vì ông Hoàng có thể làm cho hệ thống mới hoạt động, mà bởi vì bản thân hệ thống này chỉ là một trò lừa bịp.

ĐCSTQ chỉ muốn cộng đồng quốc tế tin rằng có một hệ thống hiến tạng mới [ở Trung Quốc]. Chế độ [Trung Quốc] là không quan tâm đến việc hệ thống này có hoạt động hay không. Liệu nó có hoạt động không? Có lẽ [nó hoạt động] một phần hoặc trên bề mặt, nhưng chắc chắn không phải ở quy mô đã được khẳng định. Và hệ thống [hiến tạng này] không cung cấp đủ nội tạng cho ngành cấy ghép tạng của Trung Quốc như một số người đã tưởng tượng.

Liệu một tổ chức có thể chịu trách nhiệm về cấy ghép tạng hay không? Ở Trung Quốc, những tổ chức không vì lợi nhuận là không được phép đăng ký một mình. Hầu hết họ phải đăng ký thuộc các tổ chức nhà nước. Một số tổ chức phi chính phủ (NGO) thực sự đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đăng ký như là một tổ chức vì lợi nhuận. Chế độ [Trung Quốc] có thể dễ dàng hủy hoại một tổ chức như vậy, bằng việc buộc tội họ trốn thuế. Tổ chức phi chính phủ Công Minh (Open Constituition Initiative – OCI) đã bị đối xử theo cách này.

Ông Delmonico đã làm chứng tại phiên điều trần rằng một tổ chức chịu trách nhiệm cho cấy ghép tạng, đã trả tiền cho chuyến du lịch của ông tới Trung Quốc. Thậm chí nếu có một tổ chức có thực đã trả tiền cho chuyến đi của ông Delmonico tới Trung Quốc, thì nó vẫn không có liên quan gì với việc xử lý cấy ghép tạng.

Điều này không cần phải chứng minh. Không có một vấn đề riêng lẻ nào mà [có thể] được xử lý bởi bất kỳ một tổ chức nào ở Trung Quốc. Nếu bất cứ ai muốn bất cứ điều gì được thực hiện ở Trung Quốc, điều đầu tiên cần làm là phải có được sự chấp thuận của chính phủ hoặc của Đảng, chứ không phải là thành lập một tổ chức.

Sự hung ác, tàn bạo

Hoàng Khiết Phu đã tuyên bố rằng cộng đồng cấy ghép tạng quốc tế đã chấp nhận các đồng nghiệp Trung Quốc một cách vô điều kiện vào năm 2015. Để ngăn chặn việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm, điều quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, nhất là trong cộng đồng cấy ghép tạng, là không được vội vàng chấp nhận tuyên truyền và quan hệ công chúng của ĐCSTQ.

Nhờ báo cáo mới được thảo luận trong buổi điều trần vào tháng 6, mà bằng chứng cho việc thu hoạch nội tạng trên qui mô lớn – với số lượng quá lớn mà tử tù có thể cung cấp nội tạng cần thiết – bây giờ là rất chi tiết và bao quát. Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng nguồn duy nhất cho đại đa số các nội tạng này, là các học viên Pháp Luân Công.

Thậm chí nếu tội phạm mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm đã dừng lại, thì cũng không có gì để ca ngợi. Những tội ác cần phải được điều tra, và những tên tội phạm phải được đưa ra trước công lý. Đó là những gì mà cộng đồng cấy ghép tạng quốc tế nên hành động để hỗ trợ.

Một giai thoại cho thấy các nhà nghiên cứu là đúng, và cho thấy cách mà một bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã phản ứng như thế nào đối với nguồn nội tạng mới có được sau khi cuộc đàn áp [các học viên] Pháp Luân Công được bắt đầu. Có lẽ tiến sĩ Delmonico nên tìm kiếm vị bác sĩ phẫu thuật này để có thông tin đầu vào về cách thành lập ngành cấy ghép tạng có đạo đức ở Trung Quốc như thế nào.

Là một học viên Pháp Luân Công, cô Thượng Thế Oánh (Shang Shiying) là một y tá tại khoa Tiết niệu của Bệnh viện Công Nhân Đường Sơn. Trước năm 1999, khoa tiết niệu của cô đã sử dụng thận từ các tử tù, cho việc cấy ghép. Sau khi cuộc đàn áp [các học viên Pháp Luân Công] bắt đầu vào năm 1999, cô Thượng đã rời khỏi bệnh viện.

Vào năm 2006, sau khi nạn mổ cướp nội tạng từ những học viên Pháp Luân Công bị phơi bày, cô đã đến thăm Khoa Tiết niệu và hỏi một vị bác sĩ, người đã thực hiện những ca cấy ghép với nội tạng tử tù, rằng có phải ông vẫn đang thực hiện việc cấy ghép tạng. Vị bác sĩ này nói “Không ! Nguồn cung cấp thận thật là khủng khiếp! “.

RELATED ARTICLES

Tin mới