Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHợp tác Nga - Iran như 'cú tát' vào mặt Mỹ, phương...

Hợp tác Nga – Iran như ‘cú tát’ vào mặt Mỹ, phương Tây

Sự hợp tác giữa Moscow và Tehran như một “cú tát thẳng vào mặt” Mỹ và các đồng minh NATO, nhà hoạt động chính trị, nhà báo Navid Nasr của Nga nhận định.

Máy bay Tu-22M3 tại căn cứ không quân gần Hamedan, Iran ngày 15/8. (Ảnh: AP)

Ngày 15/8, Nga quyết định triển khai máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 tại căn cứ Hamadan, miền tây Iran nhằm tăng cường khả năng tấn công chống lại Nhà nước Hồi giáo IS, nhóm khủng bố Al-Nusra Front và các nhóm phiến quân khác tại Syria. Phương Tây không thích điều này.

Theo nhà báo Navid Nasr (Nga), phản ứng của phương Tây với thỏa thuận giữa Nga và Iran đã chỉ ra mục tiêu mà Mỹ và các đồng minh đang theo đuổi tại khu vực.

Một trong những mục tiêu cơ bản của Mỹ và đồng minh tại Syria từ khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra vào năm 2011 là “phá hủy và chia cắt cái mà nhiều người gọi là khối kháng cự hay trục kháng cự”, ông Nasr nói. “Syria là một bộ phận thiết yếu, nhưng Iran là xương sống để giữ trục liên kết với nhau”. 

Việc Iran công khai và trực tiếp ủng hộ nỗ lực chống khủng bố của Syria “đã phá hỏng câu chuyện” mà Mỹ đang xây dựng. Điều đó lý giải vì sao Washington “chưa bao giờ thừa nhận thái độ giả tạo” khi đề nghị Saudi Arabia, Qatar và các nước khác tham gia vào liên minh chống IS tại Syria.

Các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông là một phần của liên minh này bởi Mỹ cần họ cụ thể hóa các chính sách đối ngoại ở khu vực mà theo ông Nasr là chia rẽ Iran và Syria. Ông cho rằng việc Nga triển khai máy bay ném bom tại Hamadan có ý nghĩa chiến lược và địa chính trị. Cụ thể, Nga sẽ “dễ dàng không kích tại Aleppo hay những nơi khác ở Syria” từ Iran.

Theo ông, quyết định này còn “củng cố không chỉ liên minh kinh tế giữa Nga và Iran mà còn là liên minh chính trị quan trọng với cả hai bên”. Đối với nhà phân tích, việc Iran và Nga công khai hợp tác an ninh và quốc phòng là một “cú tát thẳng vào mặt Mỹ, NATO và các quốc gia cho rằng không có chỗ cho Iran trong việc tìm kiếm giải pháp cho xung đột Syria, nhưng theo một cách nào đó vẫn có những chỗ dành cho cả các quốc gia khác, gồm Saudi Arabia”.

Nhà báo Nasr duy trì quan điểm rằng tất cả các bên liên quan tới cuộc chiến Syria cuối cùng đều muốn tìm kiếm một giải pháp chính trị.

“Ý tưởng đầu hàng vô điều kiện đã xuất hiện trong suy nghĩ của nhiều quốc gia phương Tây kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng điều đó hiếm khi xảy ra. Cứ 10 lần thì 9 lần những sự việc như thế này sẽ kết thúc trên bàn đàm phán”, ông nói. Tuy nhiên, những điều kiện phải được thống nhất trước khi những cuộc đàm phán quan trọng được tiến hành.

Tương lai của Tổng thống Syria Bashar al Assad là một ví dụ, và cũng là điểm mấu chốt trong gây bất hòa giữa các bên. Phía Mỹ cũng như các đồng minh châu Âu và Trung Đông từ lâu luôn muốn ông Assad từ chức trước khi tiến hành đàm phán. Trong khi đó, về phần mình, Nga luôn duy trì quan điểm rằng không có thế lực bên ngoài nào được quyền gây ảnh hưởng tới hệ thống chính trị của người Syria và quyết định ai sẽ là người lãnh đạo đất nước.

Chuyên gia Nasr thêm rằng xung đột tại Syria đã khiến ít nhất 280.000 người thiệt mạng, điều này sẽ kết thúc “dựa trên lịch trình và mong muốn của Syria và người dân Syria chứ không phải của Bộ Ngoại giao Mỹ hay một quốc gia nào khác”.

RELATED ARTICLES

Tin mới