Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngTQ 'thả thính bắt mồi' ở Biển Đông?

TQ ‘thả thính bắt mồi’ ở Biển Đông?

Bắc Kinh đang tạo ra ảo tưởng về hòa thuận khu vực trong khi muốn thống trị ở Biển Đông.

Hải quân Trung Quốc

Một tháng sau khi Tòa trọng tài quốc tế chỉ trích việc thường xuyên bắt nạt các tàu nước ngoài và xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp, Trung Quốc tuyên bố nước đã đạt được tiến triển trong cuộc hội đàm với các quốc gia Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông. Tuy vậy, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì đột phá ngoại giao này lại đang chỉ ra thực tế rằng có rất ít lý do để hy vọng về một kỷ nguyên hàng hải đồng thuận và hòa hảo trong khu vực.

Tại một cuộc họp diễn ra ở khu vực nội Mông, Trung Quốc, Bắc Kinh đã đồng ý hoàn thành khung nội dung Bộ quy tắc ứng xử hàng hải trên Biển Đông (COC) với 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào giữa năm sau. Bộ quy tắc được cho khó có thể đạt được trong kênh ngoại giao khu vực kể từ khi vấn đề này được đưa vào thảo luận 14 năm trước. Nhưng một bộ quy tắc như vậy cũng chỉ có thể ràng buộc các bên liên quan trên lý thuyết mà thôi. Và vì vậy, nó sẽ không thể ngăn cản được chiến lược dài hạn “nói và lấy” của Trung Quốc được thể hiện trong các cuộc đàm phán vô tận trong khi vẫn từng bước chiếm đoạt từng phần các vùng biển.

Trung Quốc và ASEAN từng đồng ý thông qua một bộ quy tắc ứng xử năm 2014 về giải quyết các chạm trán ngoài ý muốn được áp dụng ở Biển Đông. Nhưng bộ quy tắc này – vốn giống với một bộ quy tắc đã được ký vào năm 2014 giữa Trung Quốc và Mỹ – chỉ áp dụng duy nhất đối với hải quân, không áp dụng cho lực lượng cảnh sát biển, lực lượng thực thi pháp luật và các tàu cá dân sự. Những lực lượng này được Trung Quốc thường xuyên sử dụng để quấy rối các nước láng giềng của mình. Điều đó có nghĩa là thỏa thuận đạt được tuần vừa qua giữa Trung Quốc và ASEAN thể hiện sự tiến bộ ít ỏi tốt nhất từ trước đến nay giữa hai bên.

Bên cạnh đó, Trung Quốc và ASEAN còn thiết lập đường dây nóng mới xử lý các trường hợp khẩn cấp trên biển. Một đường dây nóng như thế rất quan trọng, chỉ với điều kiện Trung Quốc sử dụng với một thiện chí nhất định. Sau khi hạ đặt gian khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hai năm trước, Bắc Kinh đã không trả lời các cuộc điện thoại từ phía Việt Nam trong vòng hơn một tháng theo đường dây nóng giữa 2 nước. Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc cắt liên lạc với Đài Loan để biểu lộ sự không hài lòng của mình về vị tổng thống mới của quốc đảo này. Liệu Trung Quốc có nhấc máy trả lời các cuộc điện đàm trong tương lai của ASEAN hay không là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra.

Cách Trung Quốc yêu cầu Singapore không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông và các cuộc đàm pháp hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc đã không được tạo ra từ lòng tin. “Trong khi Singapore không phải là một bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”, Thứ tưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói, “Singapore chớ nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông” . Đó là lời cảnh báo liên quan đến một quốc gia thành phố đảo nằm trên eo biển Malacca và phồn thịnh nhờ các tuyến đường biển.

“Đây là một ví dụ điển hình của phong cách ngoại giao xung hấn – thụ động của Trung Quốc “, một nhà ngoại giao ASEAN nói, “Nó được thiết kế để làm cho các thành viên ASEAN cảm thấy tồi tệ nếu như chúng ta không có quyền được theo đuổi lợi ích riêng của chính mình”.

Động thái tiếp theo của Trung Quốc sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận song phương riêng biệt với các nước láng giềng hàng hải có năng lực yếu hơn, khởi đầu là Philippines. Manila và các quốc gia châu Á dễ bị tổn thương khác cần phải cẩn trọng đừng để nhầm lẫn về một hội nghị thượng đỉnh cảm giác tốt với một kỷ nguyên mới của những cảm giác tốt, ít nhiều an ninh thương mại của Hoa Kỳ sẽ đảm bảo cho những lời hứa trên giấy của Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới