Saturday, November 16, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiSao lại mời thầu TQ nghèo?

Sao lại mời thầu TQ nghèo?

Theo hợp đồng, nhà thầu Trung Quốc có lỗi nên phải chịu trách nhiệm sửa chữa và chi trả toàn bộ chi phí, nhưng khó nỗi nhà thầu trên rất nghèo.

Đơn vị thi công đóng cọc gia cố để phần miệng hố không bị mở rộng thêm

Nhà thầu vô cùng nghèo

Nguyên nhân gây ra hố “tử thần” trên đường Trường Sa, quận Phú Nhuận, TP HCM được xác định do hở đốt nối cống số 16 dẫn đến đất lún sụp, đây là trách nhiệm thuộc nhà thầu Trung Quốc TMEC-CHEC 3 – đơn vị thi công gói thầu số 7 thuộc dự án Vệ sinh môi trường TP giai đoạn 1.

Nhà thầu đã hứa sau dịp nghỉ lễ 2/9, sẽ tiến hành sửa chữa tuyến đường trên, để đảm bảo giao thông cho thành phố.

Trước thông tin trên, trao đổi với chúng tôi, ngày 1/9, ông Lê Văn Thịnh – nguyên trưởng phòng quản lý chất lượng công trình xây dựng 1 Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: “Nhà thầu Trung Quốc sẽ phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền sửa chữa, vì đang trong thời gian bảo hành công trình.

Theo quy định đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, được ban hành theo Nghị định số 209/2004, phần gói thầu này chưa được ký biên bản nghiệm thu theo mẫu số 7, bản nghiệm thu phần công trình, hạng mục công trình hoàn thành, để đưa vào sử dụng.

Cho nên, chỉ sau khi ký được văn bản đó thì thời gian bảo hành mới được tính. Như vậy, nhà thầu Trung Quốc hoàn toàn chịu trách nhiệm sửa chữa và chi trả cho việc sửa chữa đó”.

Về phương án sửa chữa, theo ông Thịnh, phía nhà thầu phải làm lại phần mố cầu bị hở, chỗ con robot phát hiện trục trặc phải đào lên, chấn chỉnh lại, sao cho hợp lý, để mối nối không bị lún, bị hỏng.

Việc quan trọng của phía Việt Nam là trong giai đoạn bảo trì thì người quản lý sử dụng công trình phải quan sát, giám sát chặt ché. Đặc biệt, đối với các công trình liên quan đến nền đất như ở TPHCM vì nền quá yếu, có thể làm rất tốt, nhưng không ai tính toán hết được, địa chất phức tạp.

Cùng với đó, trong quản lý dự án chắc chắn có rủi ro, có thể do con người, do nhân tố tác động, do thiên nhiên. Vì thế, trong quá trình nhà thầu tiến hành sửa chữa, thì chủ đầu tư là BQL dự án thoát nước Nhiêu Lộc – Thị Nghè phải giám sát chặt chẽ, nghiệm thu chặt chẽ, cẩn trọng.

“Tôi khẳng định lại một lần nữa, tiền sửa chữa hoàn toàn nằm trong trách nhiệm của nhà thầu, nhưng là người có kinh nghiệm với các công trình kiểu này, tôi biết tiền chi phí ra cũng không quá lớn.

Nhưng điều đáng nói, nhà thầu Trung Quốc TMEC-CHEC 3 vô cùng nghèo, khó khăn về tài chính, nhưng khi bỏ thầu giá lại rẻ nên chúng ta mới sập bẫy thầu giá rẻ. Tôi không ngại về kỹ thuật của nhà thầu này khi sửa chữa, chỉ ngại họ không có tiền để làm, nên lại chậm tiến độ, đó mới là khâu then chốt.

Tôi đã từng nói 5 chữ M quan trọng trong xây dựng, trong đó Money là yếu tố quan trọng thứ 2, sau con người, bây giờ không có nguồn tài chính thì chưa chắc nhà thầu Trung Quốc đã làm, đó mới là quan trọng”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Điều TPHCM nên làm

Ở góc độ khác, chỉ rõ cho TPHCM cách xử lý, nếu trường hợp nhà thầu không có tiền sửa chữa sai sót, vì bản thân nhà thầu chưa quyết toán hết, ông Thịnh phân tích:  “Một là, phía chủ đầu tư nhanh chóng quyết toán để có tiền làm; hai là, xem tiền bảo hành nộp trước đây có còn hay không, vì nhà thầu phải nộp khoản này; ba là, cho lấy nốt tiền bảo hành, thay bằng thư bảo lãnh thì cần có giấy tờ cụ thể.

Thậm chí chủ đầu tư phải tạm ứng ra, để cho nhà thầu làm, rồi trừ vào phần tiền chưa thanh toán của họ. 

Việc lựa chọn nhà thầu, chung quy cũng do tất cả các khâu của chúng ta đều không chuyên nghiệp, theo hình thức nghiệp dư, bài học thành công – thất bại lại không được truyền cho người kế nghiệp, cho nên nếu với ai vào làm lúc nào cũng mới, đúng tư duy nhiệm kỳ”.

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, TP.HCM cứ tuân theo Nghị định 46/2015 của Chính phủ, đã nêu rõ, trách nhiệm chủ đầu tư, của nhà thầu trong vấn đề bảo hành, họ sẽ làm theo đúng chỉ đạo.

Tất cả những chuyện khiếm khuyết nhà thầu phải sửa chữa, như vậy chủ đầu tư phải giám sát chặt chẽ, kết thúc bảo hành thì làm nghiệm thu.

Có nghĩa ngay lúc thực hiện cũng phải làm biên bản nghiệm thu, khi có trường hợp hết thời hạn bảo hành không có sự cố gì thì cũng phải có văn bản, có trách nhiệm xác nhận bảo hành cho nhà thầu.

RELATED ARTICLES

Tin mới