Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiÔng Tập nâng cao vị thế nhờ chiến thắng trên đấu trường...

Ông Tập nâng cao vị thế nhờ chiến thắng trên đấu trường quốc tế.

Trong quá khứ, có lẽ chưa có một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào tổ chức một sân khấu với nhiều ánh đèn quốc tế như Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện trong việc chủ trì Hội nghị G20 tại Hàng Châu.

Ông Tập Cận Bình đã ghi điểm lớn ngay tại sân nhà cũng như nâng cao uy tín về đối ngoại trên trường quốc tế khi chủ trì một hội nghị được coi là quan trọng nhất trong lịch sử đất nước.

Trở thành chủ nhà cho một hội nghị của những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới đã giúp ông Tập có cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh cá nhân ra thế giới cũng như củng cố vị thế của mình trong nền chính trị quốc gia.

Giới phân tích đánh giá ông Tập đã ghi điểm lớn ngay tại sân nhà cũng như nâng cao uy tín về mặt đối ngoại trên trường quốc tế, khi chủ trì một hội nghị được coi là quan trọng nhất trong lịch sử đất nước.

“Ông Tập Cận Bình đã rất khéo léo trong việc tận dụng hội nghị thượng đỉnh để thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các quốc gia đang có chiều hướng thân thiện với Trung Quốc như Nga, bên cạnh việc làm dịu đi sự căng thẳng với các nước như Mỹ, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á,” Hongyi Lai, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Đại học Nottingham, Anh nói với SCMP.

Jingdong Yuan, giáo sư về chính trị quốc tế và đứng đầu của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Đại học Sydney cho biết: “Màn trình diễn của ông Tập tại hội nghị lần này được gói gọn trong ba cụm từ: tự tin, khả năng lãnh đạo nổi bật và ngoại giao toàn diện”.

Hội nghị lần này là dịp để ông Tập Cận Bình gặp gỡ các nhà lãnh đạo toàn cầu, những nhân vật đứng đầu các tổ chức quốc tế lớn, và có cả một số lãnh đạo của các nước không thuộc G20; điều này quan trọng cả về tầm địa lý, sự đa dạng kinh tế xã hội và khả năng phát triển của Trung Quốc trong tương lai, ông Yuan nhận định.

Các nhà phân tích cho rằng việc Trung-Mỹ phê chuẩn thỏa thuận Hiệp định Biến đổi khí hậu Paris là một thành tựu và là sự thúc đẩy lớn trong quan hệ hai nước. Nó cũng giúp ông Tập và người đồng cấp Obama đảm bảo một “di sản xanh” trong sự nghiệp chính trị của họ.

Về cơ bản, bài diễn văn phát biểu của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc đã có những nội dung quan trọng để giới thiệu mình như một trong những nhà lãnh đạo thế giới cởi mở và có trách nhiệm khi ông bày tỏ sự phản đối chủ nghĩa bảo hộ và chống tự do thương mại đầu tư.

Ông Tập cũng đã cố gắng gây ấn tượng bằng cách thúc giục các nhà lãnh đạo G20 tích cực hơn trong các chương trình nghị sự để biến sự đồng thuận thành hành động thực tế.

Bên cạnh đó, ông cũng củng cố danh tiếng của mình như một tiếng nói đại diện cho khối các nền kinh tế mới nổi BRICS bên cạnh các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi.

Laurence Brahm, một nhà bình luận chính trị và ngoại giao Bắc Kinh đánh giá, ông Tập đã “chiếm lĩnh sân khấu trung tâm và kêu gọi các nhà lãnh đạo khác hướng tới chủ nghĩa đa phương thay vì chủ nghĩa thực dụng, kêu gọi nâng cao cơ sở hạ tầng và chú trọng vào xây dựng vững chắc nền kinh tế hơn là phụ thuộc ý thức hệ”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu như vậy, một số khó khăn vẫn đang hiện hữu với ông Tập Cận Bình.

Trên thực tế hội nghị tại Hàng Châu lần này đã diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ của Trung Quốc trở nên căng thẳng với tất cả các nước láng giềng – từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – vì một loạt các tranh chấp ngoại giao và lãnh thổ.

Sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc cũng đưa quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong bốn thập kỷ qua.

Chuyên gia Yuan cho rằng Trung Quốc đã làm phức tạp thêm nhiều vấn đề gây tranh cãi, và họ vẫn ngây thơ khi nghĩ rằng mọi việc “đều ổn” và ông Tập đã làm rất tốt trong việc đảm bảo một hội nghị thượng đỉnh thành công.

Andrew Mertha, giáo sư từ Đại học Cornell, cho biết các vấn đề gây tranh cãi như những tranh chấp trên Biển Đông và việc triển khai các hệ thống chống tên lửa ở Hàn Quốc nhất định đã được nêu ra trong các cuộc họp song phương và họp kín, và ông Tập có vẻ như đã không thành công trong việc đưa ra “bất kỳ một bước đột phá đáng kể nào”.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới