Friday, July 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiViệt Nam hưởng lợi từ vụ kiện trọng tài Philippines - TQ

Việt Nam hưởng lợi từ vụ kiện trọng tài Philippines – TQ

Ngày 30/8/2016, Giáo sư James Kraska, Đại học Hải chiến Mỹ đã có bài đăng trên trang mạng Maritimeawarenessproject dưới tiêu đề “Việt Nam hưởng lợi từ vụ kiện trọng tài Philippines – Trung Quốc”. Dưới đây, chúng tôi xin đăng bài viết của Giáo sư Kraska:

Tòa trọng quốc tế tài vụ kiện Philippines

Mặc dù Việt Nam không can thiệp vào vụ trọng tài ngày 12/7/2016 giữa Philippines và Trung Quốc, tuy nhiên, hiện tại nước này tự xếp mình vào phía chính nghĩa cả về thực tế và luật pháp trong tranh chấp với Trung Quốc về các quyền lợi biển ở khu vực Biển Đông.

Tranh chấp ở khu vực Biển Đông liên quan đến 2 nhóm vấn đề.Tòa trọng tài không có thẩm quyền pháp lý để quyết định nhóm vấn đề thứ nhất đối với việc sở hữu đối với các đảo mà như các dấu chấm trên bức tranh về biển. Những đảo này bao gồm Hoàng Sa hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng, song Việt Nam có yêu sách cũng như Trường Sa vốn là đối tượng của vụ trọng tài. Ở Trường Sa, Việt Nam yêu sách toàn bộ nhóm đảo và kiểm soát 29 cấu trúc, trong khi Philippines kiểm soát 9, Trung Quốc kiểm soát 7, Malaysia kiểm soát 5 và Đài Loan kiểm soát 1. Mặc dù Việt Nam có thể có yêu sách mạnh nhất đối với Trường Sa dựa trên việc kế thừa yêu sách của Pháp, các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết. Thay vì việc quyết định danh nghĩa hợp pháp đối với các đảo và các cấu trúc, Tòa trọng tài tập trung vào việc quyền có vùng biển được dành cho các cấu trúc và việc Trung Quốc đã thất bại trong tuân thủ trách nhiệm của quốc gia tàu mang cờ và các nghĩa vụ pháp lý mà nước này phải thực hiện theo Công ước Luật Biển 1982. Ví dụ, Điều 94 của Công ước Luật Biển buộc Trung Quốc có nghĩa vụ đảm bảo rằng các tàu mà mang cờ nước này có nghĩa vụ tuân thủ các quy định quốc tế về đi biển. Những khía cạnh này của quyết định trọng tài có ngụ ý trực tiếp đến tranh chấp biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và kết quả của phán quyết ủng hộ cách tiếp cận của Hà Nội.

Trước tiên, là một nước nhỏ hơn, Việt Nam hưởng lợi một cách to lớn từ phán quyết về vấn đề thẩm quyền trong vụ kiện. Philippines đưa vụ việc ra Tòa trọng tài theo tiến trình giải quyết tranh chấp bắt buộc đượcsoạn thảo một cách hết sức kỹ lưỡng trong phần XV của Công ước Luật Biển vốn được thiết kế một cách cụ thể nhằm buộc các quốc gia cứng đầu đệ trình tranh chấp ra cơ chế trọng tài hoặc xét xử mang tính ràng buộc. Trọng tài bắt buộc theo Phụ lục VII là mặc định khi mà 2 quốc gia không thể đồng ý về việc làm thế nào để xét xử tranh chấp của mình. Do Tòa trọng tài ra phán quyết về vấn đề thẩm quyền đối với vụ việc này, bởi vậy, rất nhiều khả năng là các tòa trọng tài khác được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước cũng sẽ có quyết định tương tự trong trường hợp vụ việc được phía Việt Nam khởi kiện chống lại Trung Quốc, miễn là các luật sư của Hà Nội tập trung, về vấn đề giả thiết về quyền tạo ra vùng biển và không phải là yêu sách chủ quyềncũng như Philippines đã làm. Hiện tại, Việt Nam có một con đường pháp lý rõ ràng để tiến tới một sự chắc chắn lớn hơn thông qua trọng tài bắt buộc với một quan điểm rõ ràng về kết quả có thể có. Trong trường hợp đó, Việt Nam có thể hy vọng một Tòa trọng tài quyết định rằng không có một cấu trúc nào ở Trường Sa và nhiều khả năng cũng không một cấu trúc nào ở Hoàng Sa có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Do Việt Nam có quyền đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế được tạo ra bởi đường bờ biển chạy dài theo lãnh thổ lục địa của mình, quyền chủ quyền và quyền tài phán ngoài khơi của Việt Nam sẽ là toàn diện, có lẽ chỉ trừ vùng lãnh hải bao bọc các đá có thể thuộc sơ hữu của Trung Quốc hoặc các nước khác.

Hơn nữa, mặc dù Trung Quốc đã lựa chọn không tham gia vào tiến trình tố tụng, song với việc phê chuẩn Công ước Luật Biển, Trung Quốc đã nhất trí bị ràng buộc bởi trọng tài bắt buộc. Hơn thế nữa, theo Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ cơ bản về việc thực hiện một cách thiện chí các điều ước quốc tế mà họ là thành viên. Trung Quốc, do đó, có nghĩa vụ pháp lý thực thi quyết định trong vụ việc này. Phán quyết của Tòa trọng tài đã phủ nhận yêu sách quyền lịch sử hoặc danh nghĩa lịch sử theo đường chín đoạn của Trung Quốc và loại bỏ bất kể gợi ý nào về việc bất cứ cấu trúc nào do Trung Quốc (hoặc bất cứ nước nào khác) quản lý ở đảo Trường Sa có thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Thứ hai, Việt Nam ở vào vị trí địa lý thuận lợi hơn Trung Quốc trong bất cứ tiến trình giải quyết tranh chấp nào trong tương lai. Bờ biển rộng của Việt Nam tạo ra một khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn ở Biển Đông. Kết luận của Tòa là tất cả các đảo ở Trường Sa chỉ là đá mà không thể duy trì sự định cư của con người có nghĩa là không một cấu trúc nào có quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Kể cả trường hợp Trung Quốc sở hữu mọi cấu trúc ở Trường Sa thì cũng chỉ đòi hỏi được nhiều nhất một vùng biển nhỏ bé 12 hải lý lãnh hải xung quanh mỗi cấu trúc này, trong khi bờ biển Việt Nam có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế đầy đủ rộng 200 hải lý ra phía Đông của Biển Đông và vùng thềm lục địa thậm chí còn rộng hơn nữa. Các tiền lệ vụ trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc và vụ giữa Colombiavà Nicaragua tại Tòa án công lý quốc tế cho thấy quyền tạo ra vùng biển của các cấu trúc nhỏ – đá theo tiêu chuẩn của Điều 121 (3) của Công ước Luật Biển – chỉ giới hạn đối với vùng lãnh hải. Những vùng lãnh hải nhỏ bé này sẽ bị “bao bọc” bởi vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển.

Nói cánh khác, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được tạo ra từ đường cơ sở chạy dọc theo bờ biển lục địa được đảm bảo và không thể bị tranh cãi trong khi Trung Quốc nhiều nhất cũng chỉ có thể yêu sách một vùng lãnh hải xung quanh các đảo mà nước này có thể sở hữu. Cũng tương tự như vụ trọng tài Philippines và Trung Quốc, có thể dự doán là một số cấu trúc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là các bãi cạn lúc chìm lúc nổi không có quyền có vùng biển riêng và là một phần của thềm lục địa của đáy biển Việt Nam. Việt Nam đã cho lắp đặt một số các nhà giàn trên các cấu trúc này. Kết quả của phân tích này là trong khi Toà trọng tài vụ Philippines – Trung Quốc khẳng định không một cấu trúc nào trong đảo Trường Sa và nhiều khả năng không một cấu trúc nào ở đảo Hoàng Sa có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam vẫn có thể đảm bảo toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế được tạo ra từ bờ biển của mình.

Thực sự là Việt Nam đã từ bỏ bất cứ vùng đặc quyền kinh tế mở rộng nào có thể tạo ra bởi các đảo ở Hoàng Sa, nhưng do việc Trung Quốc đang sở hữu chúng, không có khả năng Hà Nội sẽ hiện thực hóa các lợi ích mang tính giả thiết này. Hơn thế nữa, tính đến tiêu chuẩn khá cao về việc duy trì sự định cư được Tòa đưa ra trong vụ trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc, Việt Nam cũng như Trung Quốc đều có yêu sách pháp lý yếu về việc yêu sách vùng đặc quyền kinh tế tính từ đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều 121 (3) của Công ước Luật biển quy định giả sử cứ cho rằng một đảo có quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đảo mà không thể duy trì sự định cư cho con người hoặc đời sống kinh tế riêng thì sẽ được coi là đá và chỉ có vùng lãnh hải 12 hải lý theo Điều 121 (3). Tòa còn giới hạn hơn tiêu chuẩn về sự định cư của con người bằng việc quyết định rằng các dân số tạm thời, kể cả ngư dân và các nhân viên quân sự không đáp ứng đòi hỏi của luật ‘đời sống kinh tế”. Cuối cùng, ngay cả trường hợp, Hoàng Sa được trả lại cho Hà Nội, yêu sách biển của Việt Nam từ đảo Hoàng Sa sẽ chồng lấn của các quốc gia khác, và do đó, không thể có quyền có vùng đặc quyền kinh tế đầy đủ 200 hải lý.

Tóm lại, Việt Nam được hưởng lợi từ phán quyết trọng tài vụ Philippines – Trung Quốc. Mặc dù không ủng hộ khả năng Việt Nam yêu sách vùng đặc quyền kinh tế từ đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phán quyết đã khẳng định một cách mạnh mẽ quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với hầu hết các vùng đặc quyền kinh tế được tạo ra bởi bờ biển lục địa của quốc gia ven biển. Việt nam có thể mất quyền giả thuyết lớn hơn của việc đối với các yêu sách mở rộng dự trên các cấu trúc, song tính hợp pháp của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được tính từ bờ biển sẽ được tăng cườn một cách mạnh mẽ.

RELATED ARTICLES

Tin mới