Monday, November 18, 2024
Trang chủĐiểm tinCác ông lớn mua chuộc Iran bằng quà khủng

Các ông lớn mua chuộc Iran bằng quà khủng

Trong khi Nga hỗ trợ Iran xây nhà máy điện hạt nhân 10 tỷ USD thì Trung Quốc cũng ký thỏa thuận xây nhà máy lọc dầu 1,2 tỷ USD cho Tehran.

Lãnh đạo thành phố cảng miền Nam Bushehr làm lễ động thổ nhà máy điện hạt nhân thứ hai. Ảnh: AP

Ngày 10/9, Iran đã bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai tại thành phố cảng miền Nam Bushehr, với sự hỗ trợ của Nga.

Dự án trị giá 10 tỷ USD này được khởi công sau khi Tehran đạt được thỏa thuận lịch sử với các cường quốc về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi hồi năm ngoái.

Đài truyền hình quốc gia đã đưa hình ảnh về sự hiện diện của các quan chức Nga và Iran tại lễ khởi công dự án kể trên.

Dự kiến, sau khi hoàn thành vào năm 2025, nhà máy sẽ có tổng công suất hơn 1.000MW. Theo ước tính, việc xây dựng nhà máy mới sẽ giúp Iran tiết kiệm được 22 triệu thùng dầu/năm, đồng thời giảm 14 triệu tấn khí thải gây ô nhiễm/năm.

Nhà máy Năng lượng hạt nhân Bushehr được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1975 bởi các công ty Đức. Tuy nhiên, quá trình xây dựng đã bị ngưng lại khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với việc cung cấp các công nghệ cao cho Iran sau cuộc cách mạng năm 1979.

Đến năm 1998, Nga đã ký hợp đồng hoàn tất việc xây dựng nhà máy này với Iran. Với sự giúp đỡ của Nga, lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động duy nhất của Iran đã đi vào hoạt động năm 2011.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận Tehran khi Tổng Công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) và Bộ Dầu mỏ Iran vừa hoàn tất thỏa thuận liên quan đến dự án xây dựng một nhà máy lọc dầu có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD tại quốc gia Trung Đông này.

Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran phụ trách lĩnh vực lọc dầu và phân phối các sản phẩm dầu mỏ, ông Abbas Kazemi, cho biết giai đoạn một của dự án sẽ được khởi công vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2016.

Được xây dựng tại thành phố cảng Abadan, thuộc tỉnh Khuzestan ở khu vực Tây Nam Iran, nhà máy lọc dầu này được coi là lớn nhất của Iran.

Theo thỏa thuận đạt được giữa hai bên, một công ty con của Sinopec sẽ phụ trách việc thực hiện giai đoạn một của nhà máy lọc dầu Abadan.

Các cuộc đàm phán liên quan nguồn vốn đầu tư cho dự án đang được tiến hành giữa Bộ Dầu mỏ Iran và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Có thể thấy Nga và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng tại Iran sau khi quốc gia này được dỡ bỏ lệnh cấm vận. Đáng lưu ý, sự hợp tác của Trung Quốc trong lĩnh vực điện hạt nhân và lọc dầu có thể đe dọa vị trí và lợi ích của Nga khi Moscow từng thông báo sẽ xây dựng 8 nhà máy năng lượng hạt nhân ở Iran. Ngoài ra, vị trí của Nga trên thị trường dầu mỏ ở Trung Quốc, mà bấy lâu nay bị “lép vế” trước các nước Arab, cũng có thể bị ảnh hưởng.

Ngay sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran được bãi bỏ hồi tháng 1/2016, Iran và Trung Quốc đã bắt đầu đầy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thương mại và năng lượng.

Trong chuyến thăm Iran hồi tháng 1/2016 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã nhất trí nâng quan hệ song phương lên tầm chiến lược” đồng thời ký kết 17 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là năng lượng.

Trung Quốc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran và Iran sẽ cung cấp dầu dài hạn cho Trung Quốc. Hai nước cũng nhất trí nâng trao đổi buôn bán song phương lên 600 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.

Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Iran. Kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Iran năm 2014 đạt khoảng 52 tỷ USD.

Tổng thống Iran Rouhani đã gọi cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo 2 nước là “bình minh của một kỷ nguyên mới” trong quan hệ Trung Quốc-Iran.

RELATED ARTICLES

Tin mới