Monday, November 18, 2024
Trang chủĐiểm tinPhương Tây bỏ rơi Ukraine vì Nga

Phương Tây bỏ rơi Ukraine vì Nga

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Châu Âu có thể sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga trừ khi Ukraine đạt được tiến bộ trong tiến trình cải cách kinh tế và chính trị. Ít nhất 5 quốc gia Châu Âu đang muốn từ bỏ chính sách trừng phạt Nga.

Phó Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Ukraine Poroshenko.

“Chúng ta biết rằng nếu họ đưa ra một cái cớ cho EU, thì có ít nhất 5 nước thành viên ngay lập tức sẽ nói ‘Chúng tôi muốn thoát ra khỏi’ chính sách trừng phạt Nga”, ông Biden đã phát biểu như vậy tại cuộc họp với nhóm cố vấn của Hội đồng Đối ngoại ở New York ngày hôm qua (21/9).

Phó Tổng thống Biden nói thêm rằng, ông đã mất 2 đến 3 giờ đồng hồ mỗi tuần để điện đàm với giới lãnh đạo Ukraine kể từ khi cuộc khủng hoảng ở nước này nổ ra.  Ông Biden liên tục kêu gọi Kiev tiến hành cải cách. Phó Tổng thống Mỹ thừa nhận đã gây áp lực để Đức, Pháp và Italia tiếp tục thực hiện chính sách trừng phạt Nga.

“Có một thiên hướng nổi trội trong cách nghĩ của người Châu Âu là: Trước khi Petro Poroshenko trở thành Tổng thống, nơi này dù sao cũng được sở hữu bởi Nga. Họ có một con rối ở đó. Chuyện này tạo ra sự khác biệt gì? Sự khác biệt ở đây là cái quái gì? Tại sao các bạn lại bắt chúng tôi phải tham gia vào chính sách trừng phạt đó”, ông Biden nói.

“Tôi là người ủng hộ người dân Ukraine. Các bạn phải hiểu rằng: tất cả mọi người đều sẵn sàng đổ lỗi cho nạn nhân, và các bạn tốt hơn hết phải đứng lên và tiến về phía trước”, vị quan chức cấp cao của Mỹ kêu gọi.

Những phát biểu trên được ông Biden đưa ra một ngày sau khi ông này có cuộc găp với Tổng thống Poroshenko tại Liên Hợp Quốc. Vị Phó Tổng thống Mỹ đã thúc giục Kiev nhanh chóng đẩy mạnh và đẩy nhanh tiến trình cải cách nếu không muốn bị phương Tây “bỏ rơi”

Mỹ, EU cùng với các đồng minh liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột ở miền đông nam Ukraine. Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên, phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Nhiều trong số này là những biện pháp trừng phạt đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga khi nó nhằm vào các ngành then chốt như ngân hàng, năng lượng và quốc phòng. Ngoài Mỹ, EU, một loạt nước khác gồm Australia, Canada, Na-uy, Ukraine… đều tham gia vào chính sách trừng phạt Nga.

Đáp lại, Moscow cũng đáp trả bằng cách áp dụng một gói biện pháp trừng phạt nhằm vào tất cả các nước đang tham gia chiến dịch trừng phạt Nga.

Kết quả là cả hai bên đều bị tổn thất từ cuộc chiến trừng phạt nói trên.

Điều đáng nói là trong khi EU bị ảnh hưởng nặng nề bởi những đòn trừng phạt nhằm vào Nga thì Mỹ – nước dẫn dắt họ đi trên con đường gây sức ép, trừng phạt Nga lại không bị hề hấn gì mấy nếu không nói là còn được hưởng lợi. Thực tế này càng thúc đẩy nhiều nước EU muốn từ bỏ con đường trừng phạt Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới