Friday, January 10, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiEU sẵn sàng giúp Việt Nam chống biến đổi khí hậu

EU sẵn sàng giúp Việt Nam chống biến đổi khí hậu

Phái đoàn EU và các nước thành EU tại Việt Nam đã ra Tuyên bố chung về Biến đổi khí hậu với tiêu đề “COP21: Hành trình từ Paris sang Việt Nam”.

Nhân Tuần lễ ngoại giao khí hậu châu Âu, từ 19 đến 25/9, do Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán các nước thành viên EU tổ chức, Phái đoàn EU và các nước thành EU tại Việt Nam đã ra Tuyên bố chung về Biến đổi khí hậu với tiêu đề “COP21: Hành trình từ Paris sang Việt Nam”.

Tuyên bố nhấn mạnh : “Mười tháng đã qua, EU và các nước thành viên của mình vẫn tự hào về kết quả mang tầm lịch sử đó. Tuy nhiên, không có chỗ cho tự mãn, để tầm nhìn về một tương lai ít phát thải toàn cầu được hiện thực hoá, chúng ta cần chú tâm tới việc biến lời nói thành hành động”.

Tuyên bố khẳng định: “Các Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam rất khuyến khích Việt Nam tiếp tục các nỗ lực của mình để phê chuẩn Hiệp định Paris. Các Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam duy trì cam kết của mình hơn nữa với việc chia sẻ kinh nghiệm được tích luỹ trong xây dựng và thực thi các chính sách về khí hậu nhiều tham vọng với Việt Nam”.

“EU có hơn hai thập kỷ kinh nghiệm về xây dựng và thực thi các chính sách khí hậu tham vọng, tuy nhiên chúng tôi biết rằng có nhiều đối tác của chúng tôi đang làm việc này lần đầu tiên. Chúng tôi sẵng sàng chi sẻ kinh nghiệm và bài học trong giúp đỡ và xây dựng Kế hoạch Thực hiên Hiệp định Paris (về Biến đổi Khí hậu) của Việt Nam và chuyển đổi sang một nền kinh tế ít các-bon và kiên cường trong biến đổi khí hậu”.

Phái đoàn EU và các nước thành EU tại Việt Nam cho rằng, không chỉ có các chính phủ cần phải hành động màcác lãnh đạo cấp tỉnh và địa phương cũng có tầm quan trọng tương tự trong việc biến các tham vọng và cam kết quốc gia  thành thực tiễn hằng ngày.

Được biết, hiện đã có hơn 180 nước đã ký Hiệp định Paris và 26 nước đã hoàn tất các thủ tục phê chuẩn trong nước và trở thành Các bên của Hiệp định. Cùng với việc xây dựng các chiến lược khí hậu  giài hạn, có nhiều hành động mà các chính phủ cần phải tiến hành ngay bây giờ. Chỉ trong ít tháng nữa, các nước sẽ tề tựu ở Marrakech trong COP22 để bắt đầu đưa các chi tiết kỹ thuật vào thoả thuận chính trị mang tính bước ngoặt tại Paris.

Tuần lễ ngoại giao khí hậu châu Âu tại Việt Nam

Một chuỗi các sự kiện nhân Tuần lễ ngoại giao khí hậu châu Âu, từ 19 đến 25 tháng 9 bao gồm:

Cuộc thi chia sẻ video trực tuyến trên mạng truyền thông xã hội sẽ giúp giới thiệu những thực tiễn tốt nhất nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại châu Âu và cuộc thi này sẽ được tổ chức trên trang facebook của Phái đoàn EU từ ngày 19 đến 23/9 (www.facebook.com/EUandVietnam). Năm người thắng cuộc trong tuần lễ trên sẽ được trao giải thưởng đặc biệt.

Chiếu bộ phim “Nước 2030” với suất chiếu đầu tiên vào ngày 19/9, lúc 19h00 tại L’Espace – Trung tâm Văn hóa Pháp tại Việt Nam, 24 Tràng Tiền. Sau suất chiếu đầu tiên nay sẽ có một phần thảo luận-giao lưu cùng khán giả, với sự tham gia của Đạo diễn Bộ phim Nguyễn Võ Nghiêm Minh, đại diện đến từ Đại sứ quán của các nước thành viên và ông Phạm Văn Tấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Biến đổi Khí hậu. Suất chiếu thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng 9, lúc 19h00 tại L’Espace và diễn ra lễ trao giải cho những người chiến thắng cuộc thi chia sẻ video trên.

Bộ phim “Nước 2030” lấy bối cảnh trong một tương lai không xa khi mà những bờ biển tuyệt đẹp miền Nam Việt Nam chịu hậu quả của nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu, một người phụ nữ đầy nghị lực phải đưa ra một quyết định hết sức quan trọng đối với người yêu cũ của cô, là một nghi phạm sát hại chồng mình.

Mười tháng sau thành công của Hiệp định Pari tại Hội nghị COP21, các nước EU tiếp tục thúc đẩy các đối tác của mình duy trì động lực chính trị chưa từng có tiền lệ vừa qua nhằm ủng hộ hành động về biến đổi khí hậu đã đưa tất cả chúng ta đến với cột mốc đầy hứa hẹn này. Thành tựu lịch sử trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu này được thể hiện thông qua một hiệp định tham vọng, cân bằng, công bằng và ràng buộc về pháp lý.

Tuần lễ Ngoại giao Khí hậu của EU nhằm mục đích nâng cao nhận thức trong xã hội Việt Nam về một yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết trong việc biến những lời nói thành hành động cụ thể và kết quả rõ ràng.

Thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý đầu tiên này vạch ra một kế hoạch hành động quy mô toàn cầu nhằm bảo vệ thế giới trước sự biến đổi khí hậu nguy hiểm thông qua việc kiềm chế mức độ nóng lên toàn cầu không quá 2oC. Cho tới nay, đã có trên 180 quốc gia ký vào Hiệp định Paris và 26 nước đã hoàn tất các thủ tục phê chuẩn nội bộ và đã trở thành các bên ký kết của Hiệp định Paris.

EU, đại diện cho các quốc gia thành viên, hiện đang tiếp tục triển khai các chính sách tham vọng của khối về khí hậu, cùng với các đề xuất mới giúp đạt được mục tiêu cắt giảm ít nhất 40% lượng khí phát thải cho tới năm 2030, so với mức năm 1990, đồng thời tiến xa hơn nữa trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp.

Mô hình xã năng lượng sạch đầu tiên của Việt Nam theo chuẩn EU

“Nhiều sáng kiến địa phương đã và đang nỗ lực cao nhất để đảm bảo rằng những cam kết chính trị này được chuyển thành thực tiễn, từ đó chúng tôi nhấn mạnh mô hình xã năng lượng sạch đầu tiên của Việt Nam được hình thành thông qua một Quy hoạch Năng lượng Địa phương tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Quy hoạch Năng lượng Địa phương này đảm bảo rằng các chính quyền và cộng đồng địa phương hợp tác trong việc xây dựng một kế hoạch năng lượng chung để giải quyết các vấn đề liên quan tới cung và cầu năng lượng trong khu vực của họ, đóng góp cho một Việt Nam bền vững hơn”, theo Tuyên bố chung về biến đổi khí hậu của Phái đoàn EU và các nước thành EU tại Việt Nam.  

RELATED ARTICLES

Tin mới