Chuyên viên Đức Jochen Scholz cho rằng, châu Âu đang bị Mỹ lợi dụng trong cuộc đấu với Nga, nhằm phục vụ cho mưu đồ độc bá thế giới của mình.
Khủng hoảng Ukraine: Vì Mỹ muốn vây Nga
Ông Jochen Scholz – cựu quan chức Không quân, người đã từng đảm nhiệm nhiều cương vị trong Bộ Quốc phòng Đức và khối NATO cho biết, để lí giải nguyên nhân vì sao châu Âu ngày càng phụ thuộc vào Washington, trước hết phải xét đến yếu tố địa-chính trị.
Nếu nhìn kết quả Chiến tranh Thế giới thứ 2 trong mối quan hệ giữa chính trị và ngoại giao với quân sự thì người Mỹ đã dùng sức mạnh quân sự của mình và của chính châu Âu để chống lại kẻ thù trên cùng lục địa là Liên bang Xô viết. Đó là ý tưởng cơ bản dẫn đến sự ra đời của NATO.
Điều này đã diễn ra liên tục trong suốt 40 năm Chiến tranh Lạnh. Sau khi “Bức tường Berlin” sụp đổ, Tây Đức và Đông Đức hợp nhất thành nước Đức ngày nay, Mỹ đã không ngừng chỉ đạo NATO bành trướng về phía Đông, tăng cường kết nạp các quốc gia thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Vòng vây của Mỹ-NATO xung quanh Nga bắt đầu siết lại, từ Đông Đức sang Đông Âu và đến Baltic; từ những vũ khí thông thường như xe tăng, thiết giáp ban đầu, hiện nay Mỹ đang triển khai những bộ phận cấu thành của hệ thống phòng thủ tên lửa và các hệ thống tên lửa tấn công.
Theo nhận định của ông Scholz, việc bố trí 4 tiểu đoàn cơ động phản ứng nhanh ở Ba Lan và các nước Baltic chỉ là bước đi ban đầu. Điều đó cũng là lời giải đáp cho câu hỏi vì sao cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine lại bùng lên, gây rối loạn giữa lòng châu Âu.
Nguyên nhân chỉ chỉ giải thích đơn giản bằng một câu nói: “Vì Mỹ muốn thế!”.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phát sinh ra từ hư vô mà nguyên nhân là từ việc nước này sẽ tiếp tục đi theo Nga hay ngả sang với EU. Phương Tây nói với Ukraine rằng, cần phải lựa chọn giữa Liên minh Á-Âu của Nga hoặc gia nhập EU trong tương lai dài hạn.
Do tác động từ nền kinh tế Nga, đặc biệt là tới vùng Donbass ở đông nam Ukraine, phương án lý tưởng đối với Ukraine là thành cây cầu nối giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Liên minh châu Âu. Điều này cũng sẽ giúp Nga hòa nhập và phát triển song song với EU.
Tuy nhiên, người Mỹ lại không muốn Nga phát triển mạnh và trở thành đối tác ăn ý với Liên minh châu Âu, nhằm giữ vững địa vị độc tôn trên thế giới.
Do đó, Washington cố sức ngăn chặn, để tách rời sự liên kết giữa Nga với vùng biên giới phía Đông của EU.
Cả Nga, Ukraine và châu Âu đều lãnh hậu quả
Từ cái nhìn thực dụng và tàn nhẫn của người Mỹ, mâu thuẫn đối kháng giữa Moscow với Kiev, cùng với cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine là xung đột hoàn hảo để kiềm chế châu Âu trong sự ràng buộc của mình và siết chặt vòng vây xung quanh Nga.
Quá trình tiếp theo thì tất cả chúng ta đều chứng kiến. Chính phủ hợp Hiến của ông Viktor Yanukovych đã bị lật đổ sau EuroMaidan 2014, thay thế bằng một chính quyền thân phương Tây, hướng Ukraine đi theo con đường “Tự do, Dân chủ” kiểu Mỹ.
Và Ukraine đã gánh chịu hậu quả từ việc bán đảo Crimea sáp nhập vào lãnh thổ Nga, còn 2 tỉnh Donetsk và Lugansk thì tuyên bố ly khai, bởi họ không thể chấp nhận được sự “Tự do, Dân chủ” được thiết lập trên xương máu người dân lương thiện và một chính quyền “dựng lên từ mũi súng”.
Từ đó, một cơ số các căn cứ quân sự mới của Mỹ bắt đầu được thành lập từ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine. Không hề có cuộc thảo luận nào về việc cắt giảm các căn cứ quân sự Mỹ mà trái lại, những căn cứ mới tiếp tục được thiết lập.
Hiện nay, không hề có cuộc thảo luận nào về việc cắt giảm các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Âu mà trái lại, những căn cứ mới tiếp tục được thiết lập. Một số các căn cứ quân sự của Mỹ đã được dựng lên sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cái gọi là “hội chứng Nga xâm lược Baltic”.
Khủng hoảng Ukraine do Mỹ gây ra để có cớ siết vòng vây xung quanh Nga? |
Vậy trường hợp Nga tấn công châu Âu, thì liệu các căn cứ Mỹ có bảo vệ châu Âu? Câu hỏi này hoàn toàn mang tính giả thiết và nó không bao giờ xảy ra, bởi Nga chẳng có lí do gì để tấn công sang các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Vậy Mỹ duy trì các căn cứ này để làm gì?
Những căn cứ này được người Mỹ cố gắng duy trì bằng mọi cách để nhằm mục đích tìm cách gây ra và can thiệp vào mọi cuộc xung đột ở Trung Đông và châu Á, kiềm chế châu Âu trong sự ràng buộc của mình và siết chặt vòng vây xung quanh Nga.
Còn Liên minh châu Âu cũng chịu những thiệt hại nặng nề từ lệnh đáp trả trừng phạt của Nga và những cấm vận trói buộc của chính mình. Những hậu quả này kết hợp với những vấn nạn cố hữu trong nội bộ đã khiến châu Âu lâm vào khủng hoảng và không loại trừ khả năng tan rã.
Ngoài “cỗ xe tù chính trị”, Mỹ còn âm mưu trói buộc châu Âu bằng “Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương” (TTIP), mà nếu được thông qua với các ràng buộc về chính trị, sẽ giúp hàng hóa Mỹ tràn ngập EU, khiến nền kinh tế châu Âu lâm vào khủng hoảng.
Tuy đây là âm mưu sâu xa của Mỹ nhưng Liên minh châu Âu cũng có trách nhiệm lớn trong việc biến mình thành “thuộc hạ” của Washington để phá hoại mối quan hệ với Nga, kìm hãm sự phát triển của cả 2 bên, để Mỹ ung dung hưởng lợi từ bên kia bờ Đại Tây Dương.