Friday, January 10, 2025
Trang chủĐiểm tinTàu cứu hộ TQ do thám quân sự Austrailia?

Tàu cứu hộ TQ do thám quân sự Austrailia?

Austrailia lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc tàu cứu hộ Trung Quốc tiến hành hoạt động do thám quân sự tại nước này.

Austrailia lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc tàu cứu hộ Trung Quốc tiến hành hoạt động do thám quân sự tại nước này.

Tờ  The Australian vừa dẫn lời 1 số chuyên gia an ninh nước này nghi ngờ một tàu cứu hộ Trung Quốc, vốn được giao nhiệm vụ tìm kiếm máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, có thể đang tiến hành do thám các hoạt động quân sự của Australia.

Theo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm máy bay bị nạn (JACC), tàu cứu hộ Đông Hải Cứu 101 của Trung Quốc tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370 từ ngày 25/2/2016.

Con tàu này dành phần lớn thời gian neo đậu ở cảng Fremantle và thường xuyên có mặt tại khu vực biển phía tây, nơi có một căn cứ tàu ngầm, một trạm giám sát điện tử và một trung tâm viễn thông của hải quân Australia.

Khi quá trình tìm kiếm bắt đầu, Bộ trưởng Vận tải Australia Darren Chester đã ra thông báo cảm ơn tới chính phủ Trung Quốc vì sự đóng góp chiếc tàu này cho chiến dịch tìm kiếm MH370.

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định rằng có khả năng Trung Quốc đã tranh thủ cơ hội này, dùng tàu Đông Hải Cứu 101 để thu thập các thông tin tình báo giá trị về các hoạt động hải quân của Australia và các nước đồng minh của nước này.

Clive Williams, cựu quan chức quân đội Úc và từng là giám đốc Tình báo an ninh Australia khẳng định: “Từ kinh nghiệm tình báo của tôi, tôi ắt hẳn ngạc nhiên lắm nếu một con tàu như Đông Hải Cứu 101 lại không đóng vai trò thu thập thông tin tình báo”.

Trong khi đó, ông Peter Jennings, Giám đốc điều hành Viện chính sách chiến lược Australia nhận định, dù Đông Hải Cứu 101 không được thiết kế cho mục đích thu thập thông tin tình báo, tuy nhiên tàu này có thể quan sát và ghi chép lại hoạt động ra vào của các tàu chiến, tàu ngầm tại vùng biển tây Australia.

Cùng quan điểm, chuyên gia Greg Barton từ Đại học Deakin cho rằng việc tàu Đông Hải Cứu 101 tiến hành các hoạt động do thám là “chuyện đương nhiên”.

“Đây là cơ hội để tàu Trung Quốc tích lũy thêm năng lực tình báo bằng tín hiệu như khả năng nắm bắt tín hiệu từ một khoảng cách bất kỳ, hoặc khả năng đặt các thiết bị nghe lén dưới nước để phát hiện sự di chuyển của tàu ngầm”, Greg Barton nói.

Đặc biệt, số liệu thống kê mà Trang tin The Week vừa công bố, tiếp tục làm dấy lên những nghi ngờ về mục tiêu trên của Trung Quốc.

Nguồn tin cho hay, trong 7 tháng hoạt động ở khu vực ngoài khơi Australia để dò tìm máy bay mất tích, tàu Đông Hải Cứu 101 chỉ tích cực tìm kiếm trong khoảng 17-30 ngày.

Những lo ngại đến từ Trung Quốc

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên các nước và giới truyền thông lên tiếng bày tỏ lo ngại trước các hoạt động mà Trung Quốc tiến hành tại biển Đông.

Hôm 23/5, truyền thông Trung Quốc đưa tin, Cục Cứu hộ trên Biển Đông thuộc Bộ GTVT Trung Quốc đang có kế hoạch xây một trạm điều phối phục vụ tàu cứu hộ tiên tiến ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.

Chính ủy Chen Xingguang của tàu cứu hộ tiên tiến cho biết: “Có khả năng việc triển khai tàu cứu hộ sẽ được tiến hành trong nửa cuối năm nay”.

Con tàu này có khả năng mang theo các thiết bị bay không người lái và robot hoạt động dưới nước. Con tàu này có nhiệm vụ trợ giúp cho các hoạt động cứu hộ của Trung Quốc tại Biển Đông, nơi tồn tại những rủi ro cao cho các tàu thuyền do thường xuyên xảy ra bão lũ.

Trước tuyên bố trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam thời gian này cũng lên tiếng bày tỏ lo lắng đồng thời khẳng định tàu và máy bay của Washington sẽ tiếp tục di chuyển tự do trong những kho vực mà luật phát quốc tế cho phép.

Phát biểu trong buổi họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội hôm 23/5, tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định: “Dư luận lo lắng về vấn đề an ninh trên biển chung. Chúng ta đã thống nhất ở California về việc tự do di chuyển hàng hải ở khu vực. Mỹ không ủng hộ bên nào, nhưng chúng tôi ủng hộ quyền tự do hàng hải. Tàu và máy bay của chúng tôi sẽ tiếp tục di chuyển tự do trong những khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép”.

Trước đó hôm 29/3, Cơ quan hàng hải Malaysia cũng lên tiếng cáo buộc 2 tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống khoảng 100 tàu cá vào vùng biển Malaysia gần bãi cạn Luconia ở Biển Đông.

“Đây là sự kiện chưa có tiền lệ. Đây là lần đầu tiên. Đó là lý do chúng tôi đang có cách tiếp cận cẩn trọng”,  ông Ahmad Puzi Ab Kahar, Tổng giám đốc Cơ quan thực thi luật biển Malaysia (MMEA), nói.

Đây là lần đầu tiên MMEA công bố chi tiết về vụ 100 tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển Malaysia, sau khi  ông Shahidan Kassim, Bộ trưởng phụ trách an ninh quốc gia, công bố về vụ việc này hôm 24/3.

RELATED ARTICLES

Tin mới