Friday, December 27, 2024
Trang chủĐàm luận“Dân quân hàng hải” TQ lại giở trò

“Dân quân hàng hải” TQ lại giở trò

Những ngày cuối tháng 9, Trung Quốc lại giở lại tích trò cũ với thủ đoạn mới trên Biển Đông. Tích trò cũ chẳng có gì làm thiên hạ giật mình, bởi vẫn là cách quạ khoác áo công, đẩy hàng nghìn ngư dân ra biển, nhưng thực chất đấy là lực lượng bán vũ trang.

Các bóng đèn bị đạn từ tàu Trung Quốc làm vỡ trên tàu cá của ngư dân Quảng Nam (Việt Nam).

Những người này được trang bị đủ loại vũ khí, vừa là để đe dọa đối phương, vừa sẵn sàng nổ súng bất cứ lúc nào. Thủ đoạn mới là Bắc Kinh đặt tên cho ngư dân ở Hoàng Sa là “dân quân”, tức là đây là những người tự bảo vệ mình, không nhằm đe dọa, trấn áp bất kỳ ai.

Chả thế mà Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) ngày 22/9 đăng cả chùm ảnh ngợi ca cuộc sống của ngư dân trên quần đảo Tây Sa, tức là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hàng chục hộ ngư dân Trung Quốc đang sinh sống trên đảo Ba Ba, thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa đang chuẩn bị ra khơi. CRI khoe rằng, những ngư dân này còn có nhiệm vụ phục vụ quốc gia trong vai trò dân quân nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định trên biển Đông.

Không chỉ có lưới và ngư cụ, các ngư dân còn khoác trên mình những bộ trang phục dành cho quân nhân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Không hiểu đó là thứ “dân quân” gì. Họ, mặt mũi hằm hằm, súng ống lăm lăm, có vẻ như chỉ chờ lệnh là phát hỏa.

Mặc dù trước khi có phán quyết của Tòa trọng tài thường trực tại La Haye, Trung Quốc chưa khi nào thừa nhận ngư dân của họ chính là tác nhân gây mâu thuẫn trên biển. Trước sau nhà cầm quyền ở Trung Nam Hải phớt lờ hàng loạt báo cáo từ giới quan sát quốc tế. Rằng, không ai lạ gì những ngư dân nhăng nhố kia chính là lực lượng quân sự hỗ trợ đắc lực cho mưu gian cướp đảo, cướp biển.Theo tố cáo của ngư dân Philippines thì những tàu lớn của Trung Quốc thường chở theo các xuồng cao su. Mỗi xuồng cao su có 8 người, mỗi người mang theo một khẩu súng, tay lăm lăm ống nhòm để phát hiện tàu lạ từ xa.

Giới truyền thông Trung Quốc trắng trợn đưa tin về hoạt động “tự vệ” của ngư dân-dân quân vào thời điểm sau phiên điều trần của các học giả Mỹ trước Tiểu ban Hải lực (Seapower and Projection Forces), thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, hôm 21/9.

Trước đó, ông Andrew Erickson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu về Hàng hải Trung Quốc thuộc Học viện Hải chiến Mỹ, đã khẳng định tại buổi điều trần rằng: việc tồn tại các lực lượng không chính quy của Trung Quốc trên biển là một kiểu đánh lén, ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ ở biển Đông.

Trung Quốc có lực lượng hải quân nước xanh lớn thứ hai thế giới, còn cảnh sát biển nước xanh quy mô lớn nhất, nhưng phần lớn không biết tiếng Trung Quốc – với “hạm đội” tàu cá đông đảo nhất toàn cầu – đã đưa lực lượng dân quân hàng hải lớn nhất thế giới ra biển. Sự leo thang căng thẳng trong các tranh chấp hàng hải chính là ở những chỗ lắt léo, kiểu đánh lén này.

Do đâu “dân quân hàng hải” Trung Quốc phát triển ? Có hai nhân tố quyền lực thúc đẩy, thứ nhất là sự ưu tiên trong Kế hoạch 5 năm mới nhất; thứ hai là kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bìnhnhằm giảm quy mô quân đội chính quy. Nhờ các chính sách ưu đãi cho nên đã thu hút số lượng lớn quân nhân về hưu giàu kinh nghiệm tham gia vào các nhóm “dân quân trên biển”.

Một “dân quân hàng hải” được trả khoảng 13.000 USD/năm, còn thuyền trưởng con số đó là 25.000 USD. Xem ra được xung vào làm lính biển Trung Quốc cũng là cơ hội béo bở để thu lợi cho cá nhân và gia đình.

Tháng 9/2015, Học viện khoa học quân sự của Quân đội Trung Quốc công bố những hình ảnh thành viên lực lượng dân quân Tam Sa (đảo Phú Lâm – Hoàng Sa của Việt Nam) tham gia vận chuyển các thùng “vũ khí hạng nhẹ” lên tàu vận tải trong một cuộc tập trận quân sự. Rõ ràng, có thể nói trắng phớ rằng Trung Nam Hải đã ngang ngược đưa quân đội ra Hoàng Sa và sẵn sàng gây chiến. Vấn đề chỉ còn là thời gian. Bởi vậy, theo giáo sư Andrew Erickson, chính phủ Mỹ cần hành động ngay trước khi Washington cùng đồng minh và đối tác bị đặt vào tình thế khó xử khi phải đối đầu với những “ngư dân” Trung Quốc.

Trước hết cần công khai rộng rãi bản chất và hành động của cái gọi là “lực lượng trên biển thứ ba”. Các nhà lập pháp Mỹ đồng thuận công nhận và nhấn mạnh ngay ba nguyên tắc: Một, “dân quân hàng hải” Trung Quốc là một lực lượng quân sự trá hình; Hai, “dân quân hàng hải” Trung Quốc không được hưởng quyền bảo hộ công dân trong trường hợp xảy ra xung đột trên biển; Ba, vạch trần sự thật về đám quạ đội lốt công này chính là chủ động ngăn chặn mối họa cho các nước trong khu vực, nhất là Việt Nam, Philippines…

Chỉ còn hơn hai tháng nữa Ông chủ nhà trắng Ôbama sẽ hết nhiệm kỳ. Bắc Kinh đang trông chờ thời điểm đó để ngả bài. Do vậy chính phủ Mỹ phải hành động ngay. Nếu Washington không kịp hành động, không ai khác, những “ngư dân” Trung Quốc súng ống đầy mình, vốn ngu tín và hiếu chiến sẽ là tác nhân lớn nhất gây chiến tranh trên Biển Đông. Và Mỹ sẽ chịu nhiều tổn hại.

Còn Việt Nam. Đại biểu QH đã bao lần đề nghị, vậy mà các ông vẫn không trang bị súng cho ngư dân, còn chần chừ gì nữa? Chẳng lẽ cứ sợ sệt ngồi nhìn Trung Quốc xả súng bắn vào tàu của mình, vào dân của mình! Nói gì thì nói phải tuyên truyền sâu rộng cho dân biết, từ con nít đến người lớn tuổi: Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Dân Việt Nam không bao giờ sợ Trung Quốc!

RELATED ARTICLES

Tin mới