Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đứng trước nguy cơ “thảm họa tài chính”

TQ đứng trước nguy cơ “thảm họa tài chính”

Tình trạng nợ nần của nền kinh tế Trung Quốc được ví với quy mô của Vạn lý trường thành

 
 

Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ “một thảm họa tài chính” và cần phải nhanh chóng chấm dứt việc “nghiện vay nợ”, cũng như tiến hành các cải cách cần thiết để có thể tránh khỏi một cuộc khủng hoảng toàn diện. Đó là lời cảnh báo được đưa ra bởi Markus Rodlauer, phó giám đốc khu vực Châu Á – TBD của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF).

Theo ông này, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tiến dần đến điểm mốc khi các nỗ lực của chính phủ nhằm kìm hãm đất nước khỏi rơi vào khủng hoảng tài chính, sẽ hoàn toàn trở thành công cốc.

“Mức độ của các khoản nợ tài chính và nợ công ty, hệ thống tài chính phức tạp và sự phát triển của các ngân hàng ngầm đã khiến nền kinh tế lớn nhất châu Á này không chống đỡ được,” ông Rodlauer nói. “Tình trạng này càng kéo dài… mối nguy cơ sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khiến sự sụp đổ sẽ xảy ra, và có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính.”

Báo cáo “Toàn cảnh nền kinh tế thế giới” mới nhất của IMF cho thấy Trung Quốc đang phát triển với “mức độ nguy hiểm”. Từng trực tiếp phụ trách về Trung Quốc tại IMF trong 5 năm, ông Rodlauer cho biết, các mối quan hệ thương mại và tài chính ngày càng mạnh giữa Trung Quốc và những quốc gia khác sẽ khiến cú ngã ngựa của ông trùm châu Á này gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới.

Theo IMF, một phần trăm sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng của quốc gia đông dân nhất thế giới có thể tương đương với mức giảm 0,2 phần trăm sản lượng toàn cầu; trong đó, các nước láng giềng và các đối tác thương mại lâu năm với Trung Quốc sẽ chịu tác động rõ rệt nhất.

“Mọi con mắt đều đang đổ về Trung Quốc (sau những xao động của thị trường chứng khoán hồi tháng Tám). Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến phản ứng của thị trường thế giới trước những động thái của thị trường chứng khoán nước này. Vì vậy, rõ ràng, một thảm họa hay một vấn đề bất an nào của nền kinh tế Trung Quôc cũng sẽ đem đến hệ quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu,” ông Rodlauer cho biết.

Tháng trước, Ngân hàng thanh toàn Quốc tế cũng đã lên tiếng cảnh báo về khoảng cách giữa nợ và GDP của Trung Quốc. Theo đó, mức độ đánh giá nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc hiện tại là 30 – cao hơn rất nhiều so với thời điểm khủng hoảng tài chính năm 1997.

RELATED ARTICLES

Tin mới