Tuesday, November 5, 2024
Trang chủĐiểm tinÝ đồ bành trướng xuống phía Nam do ông Tập tiết lộ

Ý đồ bành trướng xuống phía Nam do ông Tập tiết lộ

Chuyến thăm viếng Campuchia, Bangladesh đã thể hiện rõ ý đồ xây dựng hệ thống chân rết của Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Campuchia hôm 13/10 vừa qua. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm Campuchia và bắt đầu đặt chân tới Bangladesh.

Theo giới quan sát, đây là chuyến thăm quan trọng nhất của nhà lãnh đạo Trung Quốc trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) lần thứ 8 khai mạc tại Ấn Độ diễn ra vào chủ nhật tuần này (16/10).

Sau khi phát triển ngoại giao theo hướng Đông Tây, Bắc Kinh bắt đầu vươn “vòi bạch tuộc” tăng cường ảnh hưởng phía Nam, nỗ lực thúc đẩy “hợp tác Nam – Nam”.

“Điều này đã giúp Trung Quốc tìm được tiết tấu phù hợp trong ván cờ lớn với Mỹ”, báo Đa chiều nhận định.

Với Bangladesh, Tập Cận Bình đề nghị phát triển quan hệ hợp tác chiến lược song phương mật thiết nhằm phục vụ cho chính sách “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh.

Với Campuchia, ông Tập nhấn mạnh, Campuchia là “thành viên quan trọng trong khối ASEAN” và “ngày càng phát huy được vai trò trong các sự vụ quốc tế và khu vực” nên mong muốn hai bên sẽ phát triển quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện lên một tầm cao mới.

“Chân rết” của Trung Quốc bủa vây phía Nam

Giới nhận định phân tích, phát biểu của Tập Cận Bình tiết lộ ba điểm quan trọng:

Thứ nhất, quan hệ Trung Quốc – Campuchia, Trung Quốc – Bangladesh phát triển đồng nghĩa bức tường thành phía Nam của Bắc Kinh ngày càng chắc chắn.

Một số ý kiến cho rằng, chuyến thăm của ông Tập như lời cảm ơn tới Campuchia và Bangladesh vì sự ủng hộ của họ đối với Bắc Kinh trong vụ kiện biển Đông.

Đặc biệt, Bangladesh luôn được biết đến như một đồng minh thân thiết của Mỹ và Ấn Độ. Và với việc hai nước ký kết ít nhất 21 thỏa thuận trị giá đến gần 40 tỉ USD, Trung Quốc gần như đã kéo Bangladesh khỏi “vòng tay” Mỹ – Ấn Độ.

Bởi “xét ở mức độ nào đó, khu vực Nam Á cũng là sân sau của Trung Quốc”, theo ông Tưởng Cảnh Khuê – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Bắc Kinh.

Đa chiều nhận định, ASEAN là “bàn đạp” quan trọng trên con đường phát triển phía Nam, nỗ lực thúc đẩy phát triển quan hệ với ASEAN có ý nghĩa đặc biệt với Bắc Kinh.

Nhưng do ảnh hưởng từ chiến lược “Tái cân bằng châu Á” của Mỹ, Trung Quốc gặp nhiều khó khăn để xây dựng mối quan hệ thân thiết với các quốc gia ASEAN.

“Củng cố quan hệ với các nước phía Nam là bước đi quan trọng trong xung đột Trung – Mỹ”, Đa chiều phân tích.

Thứ hai, Tập Cận Bình thăm Bangladesh, Campuchia nhằm “bắc cầu” cho chiến lược “Một vành đai, một con đường” mà thực tế chính là một hình thức thúc đẩy “hợp tác Nam – Nam”, xác lập vai trò của Trung Quốc trong liên kết hợp tác giữa nước phát triển và nước đang phát triển.

Theo giới quan sát, Campuchia thực chất không có vai trò quan trọng trong Dự án Đường xuyên Á cũng như chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc nhưng lại là một trong những quốc gia có quan hệ ổn định nhất với Bắc Kinh.

Điều này lý giải vì sao, bất cứ chiến lược nào của Bắc Kinh được tiến hành ở Phnom Penh đều thu được kết quả khá khả quan.

Trước đó, trong chuyến thăm Ấn Độ vào năm 2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất ý tưởng xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc – Myanmar – Ấn Độ và thúc đẩy phát triển thị trường hai nước Trung – Ấn.

Cùng năm, Bắc Kinh cũng đề xuất phát triển hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan.

Hiện nay, Trung Quốc đang có kế hoạch liên kết hai hành lang kinh tế này thành một thể thống nhất. Tuy nhiên, đây là bài toán cực hóc búa bởi Ấn Độ – Pakistan đang tồn tại sự mâu thuẫn khá sâu sắc.

Nhưng Bangladesh và Ấn Độ lại có quan hệ khá mật thiết nên chuyến thăm viếng tới Bangladesh lần này của Chủ tịch Trung Quốc có ý nghĩa rất đặc biệt trong việc thúc đẩy hành lang kinh tế Trung Quốc – Ấn Độ – Bangladesh.

Thứ ba, sau khi phát triển con đường ngoại giao theo hai hướng Đông và Tây, Bắc Kinh quyết định tiếp tục “ra tay” ở phía Nam.

Theo Đa chiều, trước tình hình hiện tại, Trung Quốc sẽ củng cố được sức mạnh ở biển Đông, biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên.

Ở phía Tây, Trung Quốc tích cực hợp tác kinh tế với Pakistan, chủ động tham gia vào chiến dịch chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, tăng cường liên thủ với Nga và tham gia tích cực tại khu vực Trung Đông.

“Mọi sắp đặt ở phía Nam đều nằm trong dự tính của Bắc Kinh. Chỉ cần Mỹ không từ bỏ kế hoạch ‘bao vây’ Trung Quốc, Bắc Kinh tất sẽ có hành động phản pháo”, Đa chiều kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới