Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnBa tranh chấp và ba mục tiêu: TQ và Biển Đông (Kỳ...

Ba tranh chấp và ba mục tiêu: TQ và Biển Đông (Kỳ III)

Trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của Trung Quốc, những tuyên bố về quyền tài phán của Việt Nam và Malaysia phù hợp nhiều hơn với luật pháp quốc tế. Ví dụ như, Việt Nam tuyên bố một vùng đặc quyền kinh tế “là tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam và hình thành cùng với lãnh hải một khu vực 200 hải lý từ đường cơ sở dùng để đo bề rộng của lãnh hải Việt Nam”.

Lính TQ tuần tra trên khu vực đảo Đá Lớn

III.  Những tuyên bố về quyền tài phán của các quốc gia khác

Bên cạnh sự rõ ràng về ranh giới của tuyên bố này, Việt Nam cũng quy định các mức độ quyền tài phán quốc gia của nước này. Tuyên bố về quyền tài phán của Việt Nam bám sát được gần như từng câu từ trong yêu cầu của các điều 57 và 56 tương ứng của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, mặc dù cần lưu ý rằng đường cơ sở của Việt Nam được coi là quá rộng.

Đạo luật về khu đặc quyền kinh tế của Malaysia năm 1984 đưa ra tuyên bố quyền tài phán tương tự đối với khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài ra, bản đệ trình chung của Malaysia và Việt Nam lên Ủy Ban về Giới hạn của thềm lục địa cũng tạo một tuyên bố hợp lý cho một thềm lục địa mở rộng ngoài các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo như Điều 76 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển… Bản đệ trình này đã sử dụng đường cơ sở của mỗi quốc gia ven biển là điểm khởi đầu và đo đạc 200 hải lý mà không quan tâm đến bất kỳ điểm đảo nào. Liên quan đến quần đảo Trường Sa, Việt Nam và Malaysia thực hiện những cách tiếp cận hợp pháp tuân theo Điều 21 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển liên quan đến cơ chế quản lý các hải đảo và phù hợp với phán quyết pháp lý gần đây, đối lập với các phương pháp tiếp cận khác nhau của Trung Quốc. Cụ thể là các phương pháp tiếp cận của Malaysia-Việt Nam thừa nhận rằng các đảo nhỏ, rạn san hô và bãi cát ngầm ở phần phía nam của Biển Đông là quá nhỏ để hình thành cơ sở cho một tuyên bố đối với một vùng đặc quyền kinh tế hay một thềm lục địa thuộc thẩm quyền của họ (hay bất cứ quyền tài phán nào khác đối với một lãnh hải).

Một khía cạnh quan trọng khác trong những tuyên bố của Malaysia và Việt Nam là chúng đều được cụ thể và công khai. Chúng thể hiện sự lựa chọn của mỗi chính phủ trong việc giải thích luật pháp quốc tế liên quan đến thẩm quyền của họ trên vùng biển ngoài khơi như thế nào. Chúng cung cấp một cơ sở đàm phán, thảo luận, và thậm chí là kiện tụng của các quốc gia khác không cùng chung quan điểm. Chúng không dựa vào sức mạnh quân sự hay kinh tế để quyết định vấn đề. Theo những cách này, các phương pháp tiếp cận Malaysia-Việt Nam cung cấp một cơ sở cho một giải pháp ổn định đối với bất kỳ tranh chấp nào, đó là nhận xét của Tòa án Quốc tế trong vụ kiện đánh bắt cá đã được nói ở trên.

Chính phủ Philippines đã xác lập đường cơ sở quần đảo cho các đảo chính trong luật được hoàn chỉnh năm 2009 và đệ trình lên Liên Hợp Quốc.[22] Đạo luật này cũng tuyên bố một quy chế riêng biệt không cụ thể đối với quần đảo Trường Sa, được gọi là quần đảo Kalayaan và đối với bãi cát ngầm Scarborough. Philippines cũng duy trì một tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế dựa trên Tuyên cáo của Tổng thống năm 1978.[23] Các vùng đặc quyền kinh tế của Philippines mở rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, được xác lập công khai theo đạo luật năm 2009. Như vậy, đối với những hòn đảo chính, Philippines đã thực hiện một tuyên bố cụ thể và công khai liên quan đến giới hạn của vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Liên quan đến tuyên bố về thềm lục địa, Philippines lưu giữ trong hồ sơ với Liên Hợp Quốc Tuyên Cáo của Tổng thống nước này năm 1968, trong đó yêu sách một thềm lục địa “kéo dài tới độ sâu của các vùng biển liền kề [của Philippines] cho phép việc khai thác các nguồn tài nguyên, bao gồm các sinh vật sống thuộc loài không di cư.” Cách diễn đạt đã lỗi thời về giới hạn quyền tài phán của tuyên bố về thềm lục địa của Philippines này xuất phát từ định nghĩa đã xuất hiện trong Công ước về Thềm lục địa năm 1958, các quy định trong đó đã được cập nhật bởi Điều 76 Công ước Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Philippines đã thực hiện một tuyên bố về một thềm lục địa mở rộng ở biển Philippines, nhưng không phải ở biển Đông. Philippines có thể làm rõ hơn các yêu sách về quyền tài phán của mình đối với một thềm lục địa bằng cách đưa ra tuyên bố phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Thêm vào đó, chính phủ Philippines nên tuyên bố công khai những yêu sách, nếu có, về thẩm quyền pháp lý trên vùng biển mà nước này vẫn gìn giữ, dựa trên tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo của quần đảo Trường Sa và rạn san hô Scarborough. Các bước này sẽ thúc đẩy sự ổn định bằng cách loại bỏ các yếu tố mơ hồ và thúc đẩy các cuộc đàm phán hoặc cuộc phân xử dựa trên luật pháp quốc tế.

Tóm lại, những tuyên bố thẩm quyền của Malaysia và Việt Nam đã được công khai và tuyên bố đầy đủ chi tiết. Những tuyên bố của Philippines đang được làm rõ hơn nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện hơn nữa yếu tố này. Cần phải làm cho những tuyên bố của Brunei trở nên dễ tiếp cận một cách công khai hơn bằng cách đặt chúng trong mối liên hệ với Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, những tuyên bố về quyền tài phán của Trung Quốc đối với Biển Đông vẫn còn mập mờ và chưa được công khai và vì thế đã góp phần gây ra sự bất ổn định trong khu vực và đặt ra vấn đề cho tất cả quốc gia có tàu bè lưu thông trên các đường biển của Biển Đông.

Vấn đề kiểm soát

Loại tranh chấp thứ ba liên quan đến kiểm soát không gian biển, và cơ bản là về việc giải thích chính xác luật pháp quốc tế liên quan đến sự cân bằng của quốc gia ven biển và các quyền cũng như nghĩa vụ quốc tế trong các vùng đặc quyền kinh tế và các vùng nước ven biển khác. Tranh chấp này chủ yếu chỉ liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng nhiều nước khác trên toàn thế giới cũng có lơi ích và quyền lợi trong kết quả của sự việc này do họ liên quan đến việc Trung Quốc nỗ lực thay đổi những chuẩn mực quốc tế về tự do hàng hải cho các mục đích quân sự và để quay trở lại sự cân bằng của các quốc gia ven biển và các quyền quốc tế tại các vùng ven biển đã được thương lượng trong quá trình phát triển của các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.

Điều này dẫn đến một loạt các cuộc đối đầu giữa tàu của chính phủ Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông giữa năm 2001 và năm 2009 mặc dù căng thẳng nảy sinh đáng lẽ có thể đã được kiềm chế từ phương diện chính trị và quân sự. Trung Quốc đã kết thúc chính sách chung của ‘những va chạm có kiểm soát “, tuy nhiên vào 08 tháng 3 năm 2009 khi tàu hải quân Mỹ USNS Impeccable (T-AGOS 23) chạm trán với năm tàu của Hải quân PLA gồm một tàu tình báo, một tàu tuần tra ngư trường của chính phủ, một tàu Dịch vụ Giám sát Hàng hải của Cơ quan quản lý Hải dương học Chính phủ, và hai tàu đánh bắt cá nhỏ.

Theo như quan sát của tất cả ba tàu của chính phủ Trung Quốc, những tàu đánh bắt cá nhỏ đã di chuyển một cách nguy hiểm trong phạm vi 8 mét trước mặt con tàu Impeccable và sau đó đột ngột dừng lại. Điều này buộc Impeccable phải hành động khẩn cấp để tránh va chạm. Ngoài ra, người Trung Quốc trên chiếc tàu đánh bắt cá được sử dụng một cái móc sắt để cố gắng làm đứt cáp kéo của tàu Impeccable. Những hành động này của Trung Quốc vi phạm các quy chuẩn quốc tế liên quan đến trách nhiệm thực hiện quyền lợi liên quan đến việc điều khiển tàu biển và đã hình thành sự can thiệp trái pháp luật với các tàu có chủ quyền của quốc gia khác. Tàu Impeccable đã rời hiện trường để giảm căng thẳng nhất thời, nhưng đã quay trở lại vài ngày sau đó đúng vị trí đó cùng với một tàu chiến Mỹ, USS Chung Hoon (DDG). Như vậy, sự leo thang của Trung Quốc từ mô hình trước đây đã làm tăng tranh chấp về vấn đề hàng hải từ ‘sự va chạm có kiểm soát’ thành ‘cuộc xung đột gần,’ do đó khơi dậy sự chú ý chiến lược mới của Mỹ đến vùng Biển Đông và đến các quy chuẩn quốc tế về việc kiểm soát tự do hàng hải cho mục đích quân sự trong các vùng đặc quyền kinh tế.

Việc tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế năm 1982 bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển như là một khu vực mở rộng ra ngoài lãnh hải tối đa là 200 hải lý tính từ bờ biển của một quốc gia ven biển là một thỏa hiệp đầy đủ cân bằng giữa lợi ích của các quốc gia ven biển trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên biển và lợi ích của các quốc gia sử dụng hàng hải trong việc bảo đảm các quyền tự do hàng hải ngoài khơi và các chuyến bay trên biển, kể cả cho mục đích quân sự. Như vậy, trong khi ở các vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển đã được trao quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên và thẩm quyền ban hành luật liên quan đến các nguồn tài nguyên đó, để đảm bảo sự tham gia của các cường quốc hàng hải thì quyền tự do hàng hải trên biển cả vẫn được đặc biệt duy trì cho tất cả các quốc gia.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã liên tục cố gắng để thay đổi thỏa hiệp được cân bằng một cách chu đáo này bằng cách đưa ra những tuyên bố bao quát về sự bảo vệ hợp pháp lợi ích an ninh của nước này, đặc biệt là trong vùng biển Đông. Ví dụ, một tuyên bố của một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc liên quan đến quyền tự do hàng hải quốc tế ở biển Đông là điển hình. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Geng Yansheng, phát biểu: “Phù hợp với những yêu cầu của luật pháp quốc tế, chúng tôi sẽ tôn trọng tự do qua lại của tàu hoặc máy bay từ các nước có liên quan mà tuân theo luật pháp quốc tế.”

Khi bị buộc giải thích sự khác biệt giữa “việc qua lại” và “hàng hải”, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc không phản đối việc tàu Hải quân Mỹ đi qua các vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc trên đường đến một địa điểm khác. Tuy nhiên, khi những con tàu này tiến hành diễn tập, thu thập tình báo hay các dữ liệu quân sự hữu ích khác, hoặc thực hiện các hoạt động khác hơn là chỉ đơn thuần đi qua biển, các quan chức này cho rằng những tàu này đã vi phạm luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã làm rõ tại Diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng Bảy năm 2010 rằng trong vùng biển Đông, Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận những giới hạn của Trung Quốc về các quyền tự do hàng hải cho các mục đích quân sự. Bà nói rằng Hoa Kỳ, cũng giống như mọi quốc gia, có “một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tiếp cận mở đối với các vùng biển chung của Châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông”.

Giáo sư Peter Dutton, Viện Nghiên cứu về Hàng hải Trung Quốc, Học viện Hải quân Mỹ

(Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới