Trung Quốc đang theo đuổi ba mục tiêu chính trong vùng biển Đông và Đông Nam Á đó là hội nhập khu vực, khai thác các nguồn tài nguyên, và tăng cường an ninh. Hành động của Trung Quốc trong bốn thập kỷ qua được hiểu rõ hơn trong mối quan hệ với những chiến lược thay thế của nước này để đạt được những mục tiêu trên.
Trung Quốc liên tục có nhiều hoạt động mở rộng, cải tạo phi pháp tại khu vực bãi Đá Chữ Thập
IV. Ba mục tiêu
1-Hội nhập khu vực
Hội nhập khu vực giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á là một ưu tiên đối với Trung Quốc như là một phần trong chính sách tổng thể “Trỗi dậy Hòa Bình”. Do đó, hội nhập khu vực với các quốc gia khu vực biển Đông gồm cả hai khía cạnh chính trị và kinh tế. Để đạt được tăng trưởng, một quốc gia rất cần có đường biên giới hòa bình để nguồn tài nguyên có thể được dành cho phát triển kinh tế hơn là phát triển quân đội và các hệ thống phòng thủ biên giới. Theo đó, để tập trung năng lượng trong nước vào việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc bước vào vào một thời kỳ tạm dừng chiến lược liên quan đến đối đầu dùng vũ lực trên quần đảo Trường Sa bắt đầu vào giữa những năm 1990 và sau khi thất bại chính trị mà Trung Quốc phải chịu sau khi sự cố Mischief Reef (Đá Vành Khăn).
Chiến lược mới này được theo đuổi từ cuối những năm 1990 đến tháng Ba năm 2009 mang lại một số tiến bộ lớn đối với Trung Quốc trong đó các cơ hội hội nhập chính trị và kinh tế khu vực với Trung Quốc được các quốc gia Đông Nam Á chào đón rộng rãi vì các nước này đã đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế toàn khu vực và phục vụ cho đối trọng cân bằng với các cường quốc khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Để tạo thuận lợi cho các khía cạnh chính trị của hội nhập khu vực, Trung Quốc đã cam kết nhiều mối quan hệ chính trị với ASEAN. Tuy nhiên, có lẽ các khía cạnh thành công nhất của việc Trung Quốc theo đuổi hội nhập khu vực là các chương trình phát triển kinh tế, thương mại, và cơ sở hạ tầng. Ví dụ, thương mại hai chiều đã tăng vọt trong hai thập kỷ qua, từ dưới 8 tỷ USD vào năm 1991 đến 106 tỷ USD trong năm 2004 và đến 231 tỷ USD trong năm 2008. Con số cuối cùng còn cao hơn so với thương mại giữa các quốc gia ASEAN và Mỹ trong cùng một năm, đó là lên đến 172 tỷ USD. Trong nhiều năm, ASEAN đã có được thặng dư thương mại với Trung Quốc tuy nhiên đã bị suy giảm trong những năm gần đây. Để bù lại, Trung Quốc đồng ý tăng cường đầu tư song phương trong khu vực lên 60% trong hai năm.
Ngoài ra, Trung Quốc còn hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng chủ yếu trong khu vực. Một trong những dự án đó là hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore, tập trung vào việc xây dựng một hệ thống giao thông đường sắt tích hợp kết nối Nam Ninh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phnom Penh, Bangkok, Kuala Lampur, và Singapore. Một dự án thứ hai là Tiểu vùng khu vực sông Mê Kông tương tự nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với Singapore qua đường sắt cao tốc. Khó khăn hơn cho Trung Quốc để đạt được trong sáng kiến hội nhập khu vực của nước này là tập trung vào phát triển Vịnh Bắc Bộ và Sáng kiến Hải Nam. Các sáng kiến này bao hàm thách thức rõ ràng vì chúng liên quan đến các khu vực trong đó vấn đề chủ quyền và thẩm quyền vẫn còn trong tranh chấp.
Một số nhà bình luận cho rằng nhiều sáng kiến của Trung Quốc trong việc hỗ trợ hội nhập khu vực về cơ bản bao hàm chiến lược “quả chín”, trong đó thời gian thuộc về phía Trung Quốc. Theo dòng suy nghĩ này, những nỗ lực hội nhập khu vực được tiến hành nhằm đóng băng các tranh chấp và tạo điều kiện chính trị khu vực thuận lợi trong khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự. Một khi đã đạt được mức độ cao của sự phát triển tương đối.
Nếu [Trung Quốc] tiếp tục đẩy mạnh những tuyên bố mở rộng trong vùng biển Đông một các mạnh mẽ, các đảo và không gian biển kèm theo của chúng có thể sẽ đơn giản rơi vào tay nước này như “quả chín rụng”. Ít nhất là [Trung Quốc] sẽ thống trị vấn đề và giành được phần mồi của một con sư tử trong bất kỳ sự dàn xếp nào.
Một số người Trung Quốc tin rằng các mục tiêu Trung Quốc đầu tư đáng kể vào Đông Nam Á và chính sách của Trung Quốc nhằm đóng băng các tranh chấp là để tìm kiếm lòng biết ơn, hoặc có lẽ tác dụng đòn bẩy để đạt được kết quả là các quốc gia khác sẵn sàng bỏ qua việc tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự kiện gần đây cho thấy rằng các quốc gia Đông Nam Á mong muốn rằng không có một thế lực lớn nào đạt được quá nhiều ảnh hưởng đối với khu vực, bao gồm cả Trung Quốc. Như vậy, trong một lắc dao động ngược từ những năm 1990 đã khiến các nước ASEAN chào đón sự gắn kết khu vực ngày càng lớn của Trung Quốc, để bù đắp ảnh hưởng khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc hiện nay, các nước Đông Nam Á luôn hoan nghênh sự chú ý của các cường quốc bên ngoài, trong đó có Hoa Kỳ, một phần để đảm bảo rằng các cuộc đàm phán về tranh chấp Biển Đông được tiến hành trên một cơ sở hợp lý và bình đẳng.
2-Kiểm soát tài nguyên
Ngoài việc hội nhập khu vực, Trung Quốc cũng theo đuổi mục tiêu tăng cường an ninh nguồn tài nguyên lâu dài bằng cách đảm bảo sự kiểm soát đối với hầu hết các nguồn sinh vật và phi sinh vật trên Biển Đông. Theo như một nhà bình luận Trung Quốc phát biểu rằng, “Thách thức chủ yếu hiện nay đất nước chúng ta đang đối mặt là gì? Đó là vấn đề về các nguồn tài nguyên”. Và Phó Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) Zhou Shouwei đã nói, “Việc khám phá dầu khí xa bờ và đặc biệt là ở tầng nước sâu có ý nghĩa quan trọng đối với việc bổ sung thêm nguồn tài nguyên dầu mỏ của Trung Quốc và của thế giới”.
Nguồn tài nguyên đánh bắt cá cũng quan trọng đối với lãnh đạo Trung Quốc. Một xuất bản của chính phủ công bố rằng:
Bản Hiệp định Trung-Việt về nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ đã nhanh chóng giới hạn các không gian làm việc cho ngư dân của đất nước chúng ta. Những khó khăn mới cho đội tàu bị truy đuổi của chúng ta chắc chắn sẽ hình thành thảm họa này nối tiếp thảm họa khác. [Các thoả thuận như vậy] không chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn mà còn có khả năng rằng nó có thể liên quan đến bất ổn xã hội tại các thị trấn và làng mạc ven biển.
Trên thực tế, Hải quân Trung Quốc nhận thấy tầm quan trọng của sức mạnh biển như một khía cạnh của an ninh các nguồn tài nguyên.
Trong thế kỷ mới, các đại dương là kho tàng chiến lược của tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển bền vững của nhân loại. Sự khai thác và sử dụng triệt để của con người đối với đại dương và việc quản lý chung các đại dương phù hợp với pháp luật cơ bản là một sự tái phân phối quyền và lợi ích hàng hải của thế giới. Bất cứ ai có đầu tư lớn nhất trong các đại dương, bất cứ ai có khả năng khai thác các đại dương lớn nhất, và bất cứ ai kiểm soát các đại dương sẽ có lợi thế hơn và sẽ đạt được sự thịnh vượng nhiều hơn từ biển, và rằng đất nước đó sẽ giàu có và mạnh mẽ. Vì vậy một điều hoàn toàn chắc chắn rằng các đại dương sẽ trở thành một đấu trường quan trọng cho cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế và quân sự quốc tế cũng như một mục tiêu quan trọng trong cuộc đấu tranh của mỗi quốc gia về quyền và lợi ích.
Có lẽ mục đích chính của tác giả này là biện minh cho sự mở rộng lực lượng hải quân của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc ông đã chọn việc sử dụng những tranh luận như vậy về an ninh nguồn tài nguyên và tầm quan trọng của kiểm soát quốc gia đối với các tài nguyên biển là dấu hiệu cho thấy nhận thức của tác giả về sự lo lắng trong nhân dân và lãnh đạo Trung Quốc đối với tiềm năng cung cấp thực phẩm và năng lượng cho hơn 1,3 tỷ người, đặc biệt là kỳ vọng ngày càng tăng lên song song với vị thế kinh tế của Trung Quốc. Do đó, một mục tiêu quan trọng đối với Trung Quốc là để đảm bảo việc tiếp cận các nguồn tài nguyên của Biển Đông.
3-Tăng cường an ninh
Mục tiêu thứ ba của Trung Quốc dường như là để tăng cường sự kiểm soát trên biển Đông nhằm tạo ra một vùng đệm an ninh hàng hải nhằm bảo vệ các trung tâm dân số lớn, khu công nghiệp, và các điểm văn hóa phong phú của khu vực phát triển ven biển phía đông Trung Quốc.
Theo như một Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc nghỉ hưu đã nói:
Vùng biển của Trung Quốc là những lá chắn chiến lược ban đầu cho an ninh quốc gia. Khu vực ven biển là tiền tuyến của sự tăng trưởng trong việc phát triển kinh tế và phát triển xã hội dân sự của Trung Quốc. Khu vực phát triển nhất của Trung Quốc nằm dọc theo bờ biển. Khu vực ven biển cũng là vùng dân số lớn nhất so với bất kỳ vùng nào trên cả nước, sự tập trung cao nhất vào ngành công nghiệp công nghệ cao, và nền văn hóa hiện đại nhất. Nếu quốc phòng ven biển rơi vào nguy hiểm, Các trung tâm chính trị, kinh tế trọng yếu của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Trong bối cảnh chiến tranh hiện đại, kỹ năng quân sự như tấn công chính xác tầm xa ngày càng phát triển, điều này làm cho vùng ven biển trở nên có ý nghĩa hơn nhiều đối với việc bảo vệ tổ quốc như là một khu vực cung cấp chiều sâu chiến lược và thời gian quý giá cho việc cảnh báo sớm. Tóm lại, khu vực ven biển là cửa ngõ cho toàn bộ an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Ý tưởng cho rằng Trung Quốc cần phải kiểm soát các vùng biển duyên hải dựa trên cách tiếp cận cổ điển địa chiến lược của một quốc gia mà an ninh gắn liền với cả đất liền và biển cả. Các nước đó thường tuân theo một chiến lược an ninh có thể cân bằng sức mạnh trên biển và đất liền để phát triển các vòng tròn đồng tâm của tầm kiểm soát, ảnh hưởng, và phạm vi chiến lược xung quanh khu vực trung tâm của lợi ích quốc gia trọng yếu. Do đó, Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải-được gọi là ‘các vùng biển gần’- thể hiện những khu vực mà các nhà chiến lược Trung Quốc tin rằng họ cần phải phát triển kiểm soát quân sự nhằm loại trừ mối đe dọa bên ngoài và qua đó để nâng cao mức độ an ninh cho khu vực ven biển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, những hành động gần đây của Trung Quốc nhằm tăng cường an ninh của mình bằng cách cạnh tranh với các quốc gia khác về chủ quyền, quyền tài phán và kiểm soát trên vùng biển Đông không hề tính đến lợi ích của các quốc gia khác. Vì vậy, bắt đầu từ tháng Ba năm 2009, khi Trung Quốc thay đổi chiến lược khu vực của mình đi từ hội nhập và hợp tác về tài nguyên sang cạnh tranh về lợi ích chủ quyền và an ninh, thay vì gặt hái những lợi ích chính trị như đã đạt được từ hơn một thập kỷ hợp tác, nước này đã để cho “quả chín” bị thối rữa trên cây. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần ghi nhớ rằng hội nhập khu vực, kiểm soát tài nguyên, và tăng cường an ninh là những mục tiêu chung của tất cả các nước trong khu vực và rằng sự hợp tác vừa qua đã mang lại những kết quả đáng kể hoàn toàn không giống với kết quả là sự chuyển biến sang hướng cạnh tranh gần đây. Như vậy, các giải pháp hai bên đều thắng (thắng-thắng) tập trung vào lợi ích chung có nhiều triển vọng hơn so với các giải pháp thắng-thua dựa trên cạnh tranh về chủ quyền, quyền tài phán, và kiểm soát.
Giáo sư Peter Dutton, Viện Nghiên cứu về Hàng hải Trung Quốc, Học viện Hải quân Mỹ