Tuesday, November 12, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ: Tại sao đưa tàu chiến gần Hoàng Sa?

Mỹ: Tại sao đưa tàu chiến gần Hoàng Sa?

“Việc chúng tôi đưa tàu vào đây không chỉ đại diện cho Mỹ và quân đội Mỹ. Đó là việc chúng tôi làm nhân danh tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc” – Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho hay.

Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest giải thích, việc Mỹ đưa tàu chiến vào Hoàng Sa dịp̣ cuối tuần qua là để “thực thi quyền tự do đi lại”.

“Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền đối với các vùng đất, đảo và đá ở Biển Đông. Quan điểm của Mỹ là tranh chấp về các tuyên bố chủ quyền đối với những vùng này không nên được giải quyết thông qua vây ép, sức mạnh quân sự hay đe dọa, mà phải nên thông qua đàm phán”.

“Việc chúng tôi đưa tàu vào đây không chỉ đại diện cho Mỹ và quân đội Mỹ. Đó là việc chúng tôi làm nhân danh tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc” – ông Earnest nói.

Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết thêm, tàu USS Decatur tuần tra trong vùng biển mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền, ở gần nhưng không phải trong phạm vi 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng.

“Hoạt động này chứng minh rằng các quốc gia ven biển không thể hạn chế một cách phi pháp các quyền hàng hải, quyền tự do và việc sử dụng hợp pháp vùng biển mà Mỹ và các quốc gia khác được phép hoạt động theo luật pháp quốc tế” – phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói tại họp báo.

Đây là lần thứ tư Mỹ thách thức tuyên bố chủ quyền được cho là quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm qua và là lần đầu tiên kể từ tháng Năm tới nay.

Ngày 24.10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về hoạt động của tàu khu trục Mỹ USS Decatur ngày 21.10.2016 tại khu vực lân cận quần đảo Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Trước hết, Việt Nam khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Là quốc gia ven Biển Đông và quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng việc các quốc gia thực hiện các quyền tại Biển Đông phù hợp với quy định của Công ước, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không. Những yêu sách biển và hành động liên quan của các quốc gia cần phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam nhấn mạnh tất cả các quốc gia cần có đóng góp mang tính xây dựng và tích cực, phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.

RELATED ARTICLES

Tin mới