Monday, January 6, 2025
Trang chủBiển nóngNhật rất cần Ấn Độ nêu lập trường ở biển Đông

Nhật rất cần Ấn Độ nêu lập trường ở biển Đông

Báo China Times (Đài Loan) ngày 24/10 bình luận, Nhật Bản đang rơi vào tình huống bế tắc trong vấn đề biển Đông và Hoa Đông, buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước thứ ba.

Thủ tướng Shinzo Abe duyệt Lực lượng phòng vệ trên bộ Nhật Bản (JGSDF) ngày 23/10/2016.

Tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã tồn tại từ lâu. Nỗ lực thể hiện lập trường ở biển Đông của Tokyo cho thấy Nhật muốn hình thành sức ép quốc tế lên Trung Quốc, qua đó tạo ra cơ sở mới để xử lý tình hình biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trở thành nhân tố làm hỏng tất cả tính toán của nội các Thủ tướng Shinzo Abe – China Times đánh giá.

Phán quyết vụ kiện biển Đông ngày 12/7 của Tòa trọng tài thường trực (PCA), quyết định pháp lý làm leo thang căng thẳng Bắc Kinh-Manila trong gần 3 tháng qua, gần như đã bị phớt lờ khi ông Duterte thăm Trung Quốc từ 18 đến 21/10 vừa qua, bất chấp Tokyo lên tiếng kêu gọi tuân thủ.

Theo báo Asahi Shimbun, Tổng thống Duterte cũng được cho là “dội nước lạnh” lên nỗ lực duy trì khối đồng minh châu Á của Nhật. Ông cho biết trong chuyến công du Nhật Bản sắp tới “sẽ nói với Shinzo Abe rằng Trung Quốc và Philippines đã nhất trí kiềm chế, không dùng biện pháp vũ lực thay đổi hiện trạng tranh chấp”.

Lúc này Nhật Bản đang chuyển sự quan tâm lớn sang Ấn Độ.

Tờ The Times of India (Ấn Độ) ngày 23/10 dẫn lời Yuki Tamura, người phụ trách vấn đề biển Đôngcủa Bộ ngoại giao Nhật: “Vấn đề an ninh trên biển rất quan trọng, do đó chúng tôi kêu gọi Ấn Độ nêu lên lập trường của mình về tình hình biển Đông.”

Ông Tamura cho hay, trước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) hồi tháng trước, Nhật và Ấn Độ đã bắt tay và đưa hợp tác an ninh trên biển vào danh sách ưu tiên quan trọng của hội nghị.

Kể từ đầu tháng 8, chính phủ Nhật chú ý đến sự gia tăng rất rõ rệt của các tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bầu không khí bất ổn thậm chí khiến tàu cá của Nhật không dám tác nghiệp ở vùng biển này.

Một quan chức địa phương cho hay, tàu cá Nhật Bản sợ xảy ra xung đột với tàu cá Trung Quốc, vốn được lực lượng chấp pháp “bảo vệ tận răng”.

Tokyo rất lo ngại việc Bắc Kinh không thừa nhận phán quyết PCA sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ Nhật nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua cơ quan trọng tài quốc tế. Với sự nhượng bộ từ chính quyền Duterte, mối lo này đã hiện hữu rất rõ.

Các dân biểu từ thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa, Nhật Bản mới đây đã kiến nghị chính phủ nước này quyết định hành động theo cách của Philippines, đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế.

Bên cạnh đó, Nhật cáo buộc thái độ “hiếu chiến” của Trung Quốc sẽ làm trì hoãn lộ trình xử lý tình hình biển Hoa Đông.

Trong khi “chiến tuyến đồng minh” của Mỹ, Nhật, Australia chưa đủ tạo thành bức tường bao vây Trung Quốc, Tokyo đang cần Ấn Độ đứng lên với một thái độ minh bạch để chỉ trích và kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới